Trong khi TAND huyện Đồng Xuân đang thụ lý giải quyết vụ việc và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng đất rừng thì ông Nguyễn Duy Thanh (trú thôn Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3, Đồng Xuân) vẫn ngang nhiên thuê người dùng máy cưa, rựa đốn hạcây và trồng lại rừng trên diện tích đất của ông Trương Liêm (trú cùng thôn). Đây là nguyên nhân khiến vụ việc càng thêm phức tạp…
TAND huyện Đồng Xuân đang thụ lý vụ việc và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng nhưng ông Nguyễn Duy Thanh vẫn cho người phát dọn thực bì để trồng cây - Ảnh: V.TÀI
MÂU THUẪN PHÁT SINH
Theo đơn kêu cứu của ông Trương Liêm gửi cơ quan chức năng, trước đây gia đình ông được Nhànước cấp 12ha đất đểtrồng vàkhoanh nuôi rừng theo giấy chứng nhận quyền sửdụng đất sốV 898174 được UBND huyện Đồng Xuân cấp ngày 26/8/2002 tại tờbản đồ sốTK132, sốthửa 48, mục đích sửdụng lànuôi rừng. Đơn nêu: “Nhiều năm nay gia đình tôi đãđầu tư trồng rừng, cây ngắn ngày trên đất được giao theo chủtrương của Nhànước. Tuy nhiên, từngày 9/7/2013 đến nay, ông Nguyễn Duy Thanh đãngang nhiên thuê rất nhiều nhân công dùng máy cưa, rựa đốn hạ cây trên diện tích đất của tôi đãnuôi rừng. Sau đó, ông Thanh tiến hành trồng cây trên diện tích đã phát dọn. Thắc mắc và đi tìm hiểu, tôi mới biết ông Phan Văn Hùng vàông Mạnh ThếDũng (cùng trú thôn Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3) làchủthửa đất số46, 47 liền kềđất của tôi đãbán lại cho ông Thanh. Lúc này, tôi cũng khai phát trên đất của tôi nhưng sau đóông Hùng, ông Dũng làm đơn khiếu nại lên UBND xãXuân Quang 3 cho rằng tôi chiếm đất. UBND xãXuân Quang 3 đã hòa giải nhưng không thành. Từ tranh chấp này, tôi đãcóđơn nhờcác cơ quan chức năng xem xét giải quyết, nhưng thời gian qua ông Thanh lại tiếp tục thuê người chặt phágần 2,5ha rừng tôi đãnuôi trồng làviệc làm xem thường pháp luật. Sau đó, tôi đãnhiều lần khiếu nại lên UBND xãXuân Quang 3 đểyêu cầu chấm dứt việc chiếm đất trái pháp luật này nhưng không thành. Ngày 24/7/2013, UBND xãXuân Quang 3 kết hợp với các cơ quan chức năng tiến hành đo đạc lại nhưng đãxác định các cột mốc ranh giới không đúng thực tếđất của tôi sửdụng, nên các bên không đồng ýgiải quyết. Như vậy, việc tranh chấp này nhiều lần được hòa giải tại UBND xãXuân Quang 3 nhưng không thành. Vì thế, tôi đãnhiều lần đến UBND xãXuân Quang 3 yêu cầu chuyển hồ sơ lên TAND huyện Đồng Xuân đểgiải quyết theo thẩm quyền. Sau đó, TAND huyện thụ lý hồsơ để giải quyết sự việc. Thế nhưng trong khi các bên đang chờ các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết vụ việc này thì thời gian qua, ông Thanh liên tục cho người trồng cây trên diện tích đất tranh chấp. Gia đình tôi nhiều lần báo cáo UBND xã Xuân Quang 3 để nhờ can thiệp nhưng không thành”.
NHIỀU LẦN HÒA GIẢI BẤT THÀNH
Theo Phó phòng TN-MT huyện Đồng Xuân Đoàn Văn Thủy, sau khi nhận đơn khiếu nại của các bên, đoàn công tác đã tiến hành đi thực địa, thành phần tham gia gồm: cán bộ Phòng TN-MT, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện, các ban ngành, đoàn thể xã cùng các bên có liên quan. Đoàn công tác đã sử dụng máy định vị GPS để xác định ranh giới diện tích ông Trương Liêm đang sử dụng cũng như diện tích đất đang tranh chấp với các ông Phan Văn Hùng và ông Mạnh Thế Dũng (trên cơ sở đất mà ông Nguyễn Duy Thanh đã mua lại).
Từ tọa độ trên, đối chiếu với các bản đồgiao đất lâm nghiệp theo Nghị định 163 và bản đồgiao đất lâm nghiệp ảnh hàng không, kết quả xác định ông Trương Liêm lấn chiếm sử dụng sang diện tích đất lâm nghiệp đã cấp cho ông Phan Văn Hùng (khoảng 0,24ha) và ông Mạnh Văn Dũng (khoảng 0,685ha). Đoàn công tác đã công khai kết quả xác định trên, đồng thời vận động 2 bên tranh chấp bàn bạc, thỏa thuận hòa giải.
Từ những cơ sở trên, UBND huyện Đồng Xuân đã có văn bản trả lời cho ông Trương Liêm. Thực tế ông Trương Liêm đã tự xác định ranh giới thửa đất (thửa 48) của mình trên thực địa không chính xác, nên đã sử dụng đất (một phần diện tích đã trồng keo, phần còn lại đang phát dọn thực bì) lấn sang phần đất của ông Phan Văn Hùng và ông Mạnh Thế Dũng. Vì vậy, việc ông Trương Liêm cho rằng ông Nguyễn Duy Thanh (trên cơ sở mua đất của ông Hùng và ông Dũng) phát dọn thực bì lấn chiếm đất của ông với diện tích khoảng 2,5ha là chưa có cơ sở cụ thể. Bên cạnh đó, khoản 2, Điều 135 Luật Đất đai 2003 quy định, việc tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai. Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà 1 bên hoặc các bên đương sự không nhất trí mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do TAND giải quyết.
Như vậy, việc tranh chấp đất đai giữa ông Thanh với ông Trương Liêm cho thấy các bên đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại buổi hòa giải tranh chấp đất đai ngày 12/7/2013 của UBND xã Xuân Quang 3, ông Trương Liêm không đồng ý với nội dung hòa giải và không ký vào biên bản hòa giải, nghĩa là hòa giải không thành. Đây là trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND huyện Đồng Xuân. Tuy nhiên, khi TAND huyện Đồng Xuân đang thụ lý giải quyết vụ việc và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng thì ông Nguyễn Duy Thanh lại tiếp tục phát dọn thực bì và tiến hành trồng cây trên diện tích đất đang tranh chấp là hành vi xem thường pháp luật. Vì vậy, UBND xã Xuân Quang 3 cần có biện pháp ngăn chặn để không làm phức tạp thêm sự việc, cũng như gây những bức xúc không đáng có giữa các bên.
Hiện vụ việc đang được TAND huyện Đồng Xuân thụ lý giải quyết.
VĂN TÀI