Từ đầu tháng 8 đến nay, quán cơm bụi trên đường Duy Tân (TP Tuy Hoà) thường đón một khách hàng khá đặc biệt. Anh vừa gọi thức ăn, vừa chỉ tay vào cuốn từ điển Việt -–Nhật để chủ quán hiểu.… Anh tên là Shozo, một tình nguyện viên đến từ Nhật Bản.
Thứ bảy, chủ nhật là khoảng thời gian mà Shozo bận rộn nhất: dạy Mỹ thuật cho các em thiếu nhi tại Nhà Thiếu nhi Phú Yên. Tuy tiếng Việt chưa sõi, anh vẫn nhiệt tình truyền đạt vốn kiến thức về mỹ thuật của mình cho các em nhỏ. Nhiều lúc các em không hiểu, Shozo phải dùng điệu bộ, cử chỉ và vẽ lên bảng trắng để minh hoạ. Mỗi tuần Shozo có 3 buổi lên lớp, bình quân 2 giờ, nhưng không bao giờ anh nghỉ đúng giờ cả. Sau khi lớp tan, Shozo phải dọn dẹp “bãi chiến trường” ngổn ngang phấn màu, màu sáp, sơn nước… của các em nhỏ.
Shozo dạy vẽ cho các cháu mầm non ở Nhà thiếu nhi Phú Yên – Ảnh: L.VĂN
Shozo kể: “Mình sinh ra và lớn lên ở quận
Thạc sỹ Tsukada Shozo đến Việt
Sau hai tháng học tiếng Việt, tháng 8-2006, Shozo đến làm việc tại Nhà Thiếu nhi Phú Yên. Công việc chính của anh trong 2 năm tình nguyện là: huấn luyện, hỗ trợ kỹ năng giảng dạy Mỹ thuật cho đội ngũ giáo viên Nhạc - Họa ở các trường Tiểu học; đào tạo học sinh tham gia các khóa học về Mỹ thuật và trực tiếp giảng dạy bộ môn này tại Nhà Thiếu nhi. “Với tinh thần tình nguyện đầy nhiệt huyết của Shozo, hy vọng sau khi dự án kết thúc, các em thiếu nhi sẽ được trau dồi và phát huy năng khiếu mỹ thuật, đồng thời đội ngũ giáo viên Nhạc - Họa ở các trường Tiểu học được nâng cao kỹ năng giảng dạy bộ môn này - Phó Giám đốc Nhà Thiếu nhi Phú Yên Trần Thanh Khải phấn khởi nói.
Shozo đang dạy 3 lớp họa ở Nhà Thiếu nhi Phú Yên với gần 150 em thiếu nhi theo học. Hôm đến đây, tôi gặp nhiều phụ huynh đang chờ đón con, có một phụ huynh cầm mũ bảo hiểm. Hỏi ra mới biết nhà chị ở tận trong Hòa Vinh (huyện Đông Hòa). Do con trai đam mê vẽ nên tuần nào mẹ con chị cũng vượt hơn 15 km đến đây. Chị bảo: “Tôi rất vui khi cháu được thầy Shozo dạy!”. Em Thanh Tâm, một học trò của thầy Shozo nói: “Tuy nói tiếng Việt chưa thành thạo nhưng thầy chỉ bảo bọn em nhiệt tình. Thầy còn bày cách xếp hình đồ vật bằng giấy”. Cô giáo Trần Thị Ngọc Hà, người cùng đứng lớp với Shozo, nhận xét: “Shozo hiền lành và rất dễ mến! Trong nghiệp vụ, anh rất giỏi và có cách giảng thu hút học sinh, nhất là những bài giảng về nặn tượng, nghệ thuật xếp giấy... Chúng tôi rất vui khi được làm việc cùng nhau”.
Shozo dự định trong thời gian đến không chỉ dạy Mỹ thuật mà còn giúp các em học sinh làm quen với nghề thủ công mỹ nghệ. Anh nói: “Mình yêu đất nước Việt Nam của các bạn và hy vọng rằng, trong thời gian ở đây sẽ hoàn thành tốt công việc. Mình cũng đã quen với các món ăn ở Phú Yên, nhất là canh rau và cơm trắng”.
Theo lời Shozo, nền văn hóa Nhật Bản có nhiều nét tương đồng với Việt
VĂN TÀI