Vũng Rô (xã Hòa Xuân
Mái nhà ông Nguyễn Ngọc Tỷ bị bão “quăng” xuống sân
Sáng 3/11, có mặt tại đây, chúng tôi chứng kiến một Vũng Rô tan hoang sau bão. Đường từ đèo Cả xuống Vũng Rô đã được dẹp dọn tương đối, nhưng vết tích của bão thì vẫn còn hiển hiện: hàng loạt cây ven đường đổ ngã, nhiều cây rừng bị xé toạc cành nhánh…
Trong cơn mưa nặng hạt, nhiều người dân Vũng Rô vẫn cố gắng leo lên mái nhà để chằng chống, che dột… Ông Hồ Bon, gần 60 tuổi, người sống ở Vũng Rô ngót 25 năm qua, từng làm trưởng thôn 10 năm, với vẻ mặt còn hãi hùng, kể: “Trong đời, tôi từng chứng kiến nhiều cơn bão, nhưng bão số 11 quả đáng sợ. Đó là cơn bão quá dữ dằn và kéo dài. Đứng trong nhà nhìn ra, mặt biển mịt mù, sóng cao 4-5m. Nhìn những lồng, bè tôm, cá của bà con đứt neo, trôi vùn vụt trong sóng gió; những mái nhà rung rinh rồi bị “bứng” khỏi ngôi nhà mà đau đớn không tả được”. Nhà ông Nguyễn Ngọc Tư mới xây xong chừng 1 tháng, chưa kịp vui thì bão “bê” luôn mái nhà, quăng xuống cảng cách xa 30-40m. Bên cạnh đó là nhà ông Nguyễn Ngọc Tỷ, mái nhà cũng bị bão “hốt” ném xuống sân. Đến trưa 3-11, các đoàn thống kê của xã Hòa Xuân
Dưới biển, khá nhiều người dầm mưa để sửa chữa lại lồng bè nuôi tôm hùm, cá mú, ốc hương… bị sóng gió đánh dạt, trôi xa. Theo ông Lương Công Cẩn, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN xã Hòa Xuân Nam, hầu hết trong số 1.000 lồng tôm hùm, hơn 360 lồng bè nuôi các loài hải sản khác ở Vũng Rô đều bị bão số 11 gây thiệt hại, hiện chưa thể thống kê được mức độ cụ thể.
Sáng nay, sau hơn 1 đêm được cấp cứu, ông Đào Thái Cường, 56 tuổi, người đã “bám trụ” suốt hơn 2 giờ liền ở lồng tôm hùm cách bờ 200m khi bão quật mạnh chiều 2/11, đã trở về nhà. Ông là một trong hai người bị thương nặng trong bão số 11 ở thôn Vũng Rô. Câu chuyện sống sót trong phong ba bão táp của ông Cường cùng hai người con rể sẽ được chúng tôi gởi đến bạn đọc trong một bài viết riêng.
QUỐC KHƯƠNG