Thứ Năm, 28/11/2024 18:43 CH
Cẩn trọng lừa đảo, bắt nạt trẻ em trên môi trường mạng
Thứ Năm, 05/10/2023 10:00 SA

Ghi nhận từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, thời gian qua, tình trạng lừa đảo trực tuyến có xu hướng dịch chuyển, nhắm tới người yếu thế, đặc biệt là trẻ em.

 

Hệ thống tiếp nhận cảnh báo an toàn thông tin mạng Việt Nam do Trung tâm Giám sát an t

Một thiếu niên sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet để chơi game. Ảnh: PV

oàn không gian mạng quốc gia quản lý thời gian qua đã nhận được phản ánh của phụ huynh về việc con em họ bị đối tượng xấu trên mạng lừa gạt tình cảm, dụ dỗ chụp ảnh nhạy cảm để tống tiền.

 

50-70% bạn bè trên mạng xã hội là người lạ

 

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Chủ nhiệm CLB Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng nhận định: Việc trẻ em sử dụng internet ngày càng nhiều có thể khiến các em phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro như bị lừa đảo, bắt nạt, bạo hành tinh thần trên mạng. Cạm bẫy của những kẻ xấu ngày càng tinh vi và nguy hiểm, nhóm trẻ em thường được nhắm tới là từ 8-16 tuổi khi các em tò mò về nhận thức nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tự bảo vệ.

 

Trong số những rủi ro mà trẻ em đang phải đối mặt trên mạng, nổi bật là mối nguy hiểm khi các em làm quen với người lạ trên mạng. Theo nghiên cứu, khảo sát cũng như những tham vấn với trẻ em của tổ chức World Vision Việt Nam, nhiều trẻ em Việt Nam có số lượng bạn trên mạng xã hội lớn, lên tới 5.000 người. Đáng nói là khoảng 50-70% số bạn bè trên mạng xã hội là người lạ, trẻ không hề biết họ là ai, chỉ cần thấy ảnh đại diện trai xinh, gái đẹp là kết bạn. Khảo sát cũng chỉ ra những rủi ro từ internet, mạng xã hội xảy ra với trẻ em ở thành phố và cả trẻ ở nông thôn.

 

Hiện nay, sóng 3G, 4G đã được các nhà mạng viễn thông phủ tới các địa bàn vùng sâu, vùng xa và mạng cáp quang internet đã đến được 100% xã trên toàn quốc. Giá cước dịch vụ viễn thông không cao, cho phép trẻ em nông thôn cũng có thể tiếp cận với internet hằng ngày. Việc sử dụng internet giúp trẻ em vùng núi, biên giới, hải đảo, trẻ dân tộc thiểu số có cơ hội học tập, tìm hiểu thông tin không khác biệt so với trẻ ở thành phố. Tuy nhiên, mặt trái của sự tiện dụng này là những rủi ro trên mạng khi các em chưa có đủ kỹ năng, kinh nghiệm bảo vệ bản thân trên môi trường mạng. Chỉ 10-15% trẻ em nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhận thức được rủi ro từ môi trường mạng. Nhiều em đã được cập nhật về một số vấn đề như mất thông tin cá nhân, bị trêu, bị bắt nạt trên mạng, nhưng lại chưa được giáo dục nhận thức về rủi ro liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục, mua bán người, lừa đảo. Thêm vào đó, nhiều cha mẹ ở nông thôn cũng không hiểu được những rủi ro trên internet để hỗ trợ con.

 

Đề xuất bổ sung các quy định về bảo vệ trẻ em trên mạng

 

Để bảo vệ trẻ em, Bộ TT&TT đã có văn bản bổ sung chức năng của sở TT&TT về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại địa phương. Mới đây, trong dự thảo sửa đổi Nghị định 72/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, Bộ TT&TT cũng đề xuất bổ sung các quy định về bảo vệ trẻ em trên mạng.

 

Bên cạnh đó, thời gian qua, Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã kết nối, phối hợp với một số đơn vị (VietNet-ICT, Meta, VTC NetViet) triển khai các khóa học miễn phí dành cho cha mẹ và giáo viên trên nền tảng số OneTouch để có kiến thức, kỹ năng cơ bản đồng hành cùng con trên môi trường số.

 

Ngoài ra, một số giải pháp kỹ thuật hỗ trợ bảo vệ trẻ em cũng đang được Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT phối hợp với các đơn vị thuộc Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng triển khai nhằm trang bị kỹ năng số cho trẻ em, giúp các em nhận biết, phòng tránh, xử lý, ứng phó với những rủi ro trên môi trường mạng.

 

Hiện nay, chỉ 10-15% trẻ em nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhận thức được rủi ro từ môi trường mạng. Nhiều em đã được cập nhật về một số vấn đề như mất thông tin cá nhân, bị trêu, bị bắt nạt trên mạng, nhưng lại chưa được giáo dục nhận thức về rủi ro liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục, mua bán người, lừa đảo.

 

(TTXVN)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek