Chiến tranh kết thúc đã hơn 30 năm, nhưng những vết thương do hóa chất độc gây ra không chỉ tác hại đến môi trường sinh thái Việt
Hai em bé là nạn nhân chất độc da cam ở phường 6 (TP Tuy Hòa) – Ảnh: NGUYÊN LƯU
Với trách nhiệm của mình, Nhà nước Việt Nam đã thành lập Ủy ban 10-80 để điều tra và lập Ban chỉ đạo 33 để khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học. Ngày 10/1/2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam chính thức ra mắt hoạt động do bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó chủ tịch nước làm Chủ tịch danh dự, thượng tướng Đặng Vũ Hiệp làm Chủ tịch. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam có chức năng bảo vệ quyền lợi các nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) và là đại diện pháp lý cho nạn nhân CĐDC Việt Nam quan hệ với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Tính đến tháng 7/2008, hội đã được thành lập ở 51/64 tỉnh, thành phố, 250/677 huyện, quận, 950/10.500 xã, phường.
Hội đã lập đề án “Giúp đỡ các nạn nhân CĐDC trong cuộc sống”; đồng thời “Tổ chức thu thập hồ sơ, chứng cứ, tiến hành khởi kiện dân sự các công ty Mỹ sản xuất CĐDC để quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt
Ngày 30/1/2004, Hội cùng với một số nạn nhân CĐDC đứng nguyên đơn khởi kiện 37 công ty Mỹ sản xuất hóa chất độc tại tòa án quận Brooklyn, bang New York, Hoa Kỳ.
Ngày 25/2/2004, Hội ra tuyên bố kêu gọi nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế ủng hộ hội và các nạn nhân trong các hoạt động vì hòa bình, công bằng, công lý.
Ngày 25/6/2004, đại diện 32 tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam họp hội nghị “Vì các nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam”, nhất trí đề nghị và Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý lấy ngày 10 tháng 8 hằng năm (ngày đầu tiên quân đội Mỹ rải hóa chất độc xuống miền Nam Việt Nam – năm 1961) là ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Từ năm 2004 đến nay, sự quan tâm giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân cả nước ta và bạn bè quốc tế đối với nạn nhân CĐDC Việt Nam diễn ra thường xuyên, đặc biệt trong ngày Vì nạn nhân CĐDC Việt Nam 10/8, trong các dịp lễ, Tết... nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự các cuộc gặp mặt nạn nhân, thăm hỏi các gia đình và Trung tâm nuôi dưỡng nạn nhân CĐDC. Trong thư gửi các nạn nhân “Ngày vì nạn nhân CĐDC Việt Nam” năm 2006, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhấn mạnh:
“Nỗi đau của nạn nhân CĐDC/dioxin Việt
Trong chương trình “Gặp mặt, biểu dương nạn nhân CĐDC có hoàn cảnh đặc biệt, vượt khó” gồm 238 đại biểu nạn nhân, cán bộ hội từ 41 tỉnh/thành về dự, tại Phủ Chủ tịch ngày 6/8/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói: “... Tôi rất xúc động, tự hào về cuộc gặp mặt này. Hoan nghênh các anh chị em, các cháu, với ý chí phi thường vươn lên chính mình, không chấp nhận hoàn cảnh, chứng tỏ bản lĩnh người Việt
Tại buổi giao lưu “Công lý và Trái tim” ngày 11/8/2007, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã “nhiệt liệt biểu dương và khen ngợi những cố gắng, hoạt động của các cấp hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong cả nước đã góp phần xoa dịu nỗi đau da cam” Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Tôi kêu gọi các cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, các nhà hảo tâm, bạn bè quốc tế và những người có lương tri trên thế giới tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần để công lý được thực thi, để cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam mỗi ngày một tốt hơn...”.
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ các hội hữu nghị với Việt Nam của các nước Anh, Pháp, Đức, Nga, Thụy Sĩ..., Hội đồng Hòa bình thế giới, Hội Luật gia dân chủ quốc tế, Ủy ban Thụy Điển đoàn kết với Việt Nam – Lào – Campuchia, Ủy ban Hòa bình Brazin, Hội Cựu chiến binh Hàn Quốc, Hội Cựu chiến binh Mỹ vì hòa bình...
VỀ VỤ KIỆN ĐANG TIẾN HÀNH:
- Ngày 30/1/2004, hội và một số nguyên đơn gửi đơn kiện tại tòa án sơ thẩm quận Brooklyn, bang New York, Hoa Kỳ, kiện 37 công ty sản xuất hóa chất độc cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
- Ngày 28/2/2005, tranh tụng miệng tại tòa sơ thẩm.
- Ngày 10/3/2005, thẩm phán Jack Weinstein ra phán quyết, bác bỏ đơn kiện của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt
Ngay sau đó, hội và các nguyên đơn gửi đơn kháng cáo đến Tòa Phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ.
- Ngày 18/6/2007, tòa án phúc thẩm
- Ngày 22/2/2008, tòa án phúc thẩm lưu động số 2 New York đã đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm Mỹ (10/3/2005), rằng “Các nạn nhân đã không đưa ra đủ lý lẽ để buộc tội các công ty hóa chất Mỹ”, rằng “chất da cam được sử dụng để bảo vệ quân đội Mỹ chứ không phải là vũ khí dùng để chống lại dân thường”.
Ngay lập tức, ở khắp mọi nơi, cả trong và ngoài nước đã dấy lên những tiếng nói bất bình cùng với đợt đấu tranh sôi nổi phản đối bản phán quyết sai trái đó.
Ngày 23/2/2008, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng nói: “...Phán quyết sai lầm và bất công của tòa phúc thẩm Liên bang Mỹ ngày 22/2 đã làm cho nhân dân Việt
Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức mit tinh và ra tuyên bố “kêu gọi các tổ chức quốc tế, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các nhà luật học, các nhà hoạt động xã hội, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới tiếp tục nói lên sự thật và có những hành động thiết thực ủng hộ vụ kiện và giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Không thể vô cảm và coi thường công lý”.
Tiếp đó, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều ra tuyên bố phản đối phán quyết của tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ, ủng hộ các nạn nhân Việt Nam tiếp tục đấu tranh đòi công lý. Tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể địa phương tổ chức mit tinh, ra tuyên bố, phát biểu trên phương tiện thông tin đại chúng, lấy chữ ký ủng hộ vụ kiện, thăm và tặng quà các nạn nhân chất độc da cam.
Các tổ chức, bạn bè quốc tế cũng lên tiếng phản đối phán quyết của tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ.
- Từ 18 đến 22/3/2008, tại Hà Nội, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam đã có cuộc làm việc để cùng thống nhất chương trình hành động với các luật sư Mỹ bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân Việt Nam tại tòa án Mỹ (7 người) và đại diện hội Luật gia dân chủ quốc tế (ông J.Sharma – Chủ tịch và bà J.Mirer – Tổng thư ký).
Các luật sư Mỹ đã làm đơn thỉnh cầu Hội đồng toàn thể thẩm phán tòa phúc thẩm lưu động số 2 New York xem xét lại phán quyết ngày 22/2/2008 của Tòa phúc thẩm do 3 thẩm phán phán quyết.
Như đã dự kiến các tình huống, ngày 7/5/2008, hội đồng trên không xem xét lại phán quyết ngày 22/2/2008. Do đó, các luật sư Mỹ thay mặt các nguyên đơn đã gửi đơn thỉnh cầu lên tòa án Tối cao liên bang Hoa Kỳ.
Cùng với việc tiếp tục đấu tranh tại tòa án Mỹ, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đang cùng các tổ chức bạn bè quốc tế vận dụng mọi biện pháp, hình thức thích hợp, mở rộng các diễn đàn và các địa bàn nhằm thức tỉnh lương tri, tạo dư luận ủng hộ vụ kiện, gây sức ép đối với chính giới và các công ty hóa chất Mỹ, đòi họ phải có trách nhiệm pháp lý, đạo lý trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học tại Việt Nam.
Mỹ thường rêu rao vấn đề tôn giáo, nhân quyền ở Việt
Nhân quyền là quyền con người, gồm quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. “... mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa đã ban cho họ những quyền không ai có thể chối cãi được trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc...” (Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, 1776).
Quyền sống là quyền trước tiên và cơ bản. Quyền sống gồm cả 3 yếu tố: sống khỏe mạnh, vui tươi; sống no đủ, hạnh phúc; sống trọn đời mãn kiếp (không chết trẻ). Nhưng CĐDC/dioxin đã tước đoạt cả 3 yếu tố trong quyền sống đó của hàng triệu nạn nhân Việt
“Hãy đến với các nạn nhân CĐDC, đến với những người nghèo nhất trong những người nghèo, những người đau khổ nhất trong những người đau khổ. Ở đó, nhiều người đã chết, nhiều người đang hàng ngày hàng giờ sống trong bệnh tật giày vò vì di chứng tàn khốc của chất độc da cam. Ở đó, nhiều thanh niên cả trai và gái không thể tự đứng trên đôi chân của mình, nhiều phụ nữ không được hưởng hạnh phúc làm mẹ, rơi vào tuyệt vọng khi sinh ra những đứa con dị dạng, tật nguyền.
Đến với nạn nhân CĐDC là đến với nỗi đau khổ tột cùng của con người, nhưng cũng chính ở đây tính bản thiện của mỗi con người Việt Nam “Thương người như thể thương thân” được thể hiện rõ nhất; cũng chính ở đây lòng nhân ái, tình đồng loại của mỗi con người có lương tâm và trách nhiệm trên thế giới này được tôn vinh”. (Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp – Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt
Nỗi đau của nạn nhân CĐDC/dioxin cũng là nỗi đau chung của xã hội Việt
Những cuộc tọa đàm, thảo luận, hội thảo, hội nghị, điều trần, mit tinh sôi nổi về nạn nhân CĐDC Việt Nam, về vụ kiện da cam đã và đang thức tỉnh lương tri nhân loại. Hy vọng nó sẽ thức tỉnh cả lương tri của những người đã gây ra hậu quả này.
Theo số liệu của các nhà khoa học Mỹ (Giáo sư J.M.Stellman và cộng sự – Trường đại học Columbia), từ 1961-1971, đã có khoảng 80 triệu lít hóa chất độc, 61% là chất da cam, chứa 366 kg dioxin rải xuống khoảng 17% diện tích toàn miền Nam Việt Nam (30.000/170.000km2). Dioxin là loại hóa chất độc hại nhất mà loài người đã tìm ra được cho đến nay. Với liều lượng 4-5 picogram (phần ngàn tỉ gram) đã có thể gây tác động đến sức khỏe của người; vài chục nanôgram (phần tỉ gram), có thể lập tức gây chết người. Đã có 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc, trong đó khoảng 3 triệu người là nạn nhân, nhiều nạn nhân là trẻ em (cả thế hệ con, cháu).
HỘI NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM VIỆT