Thứ Tư, 02/10/2024 15:30 CH
Phạt 30 triệu đồng nếu xả thải độc vào môi trường sống của thủy sản
Thứ Hai, 17/10/2005 08:43 SA

Cân thiếu sẽ bị phạt từ 100.000 đến 5 triệu đồng

 

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 128/CP về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, trong đó quy định mức phạt tiền cao nhất là 30 triệu đồng đối với hành vi xả các chất đặc biệt nguy hại vào môi trường sống của thủy sản.

 

Nghị định này cũng quy định các hình thức chế tài đối với hành vi khai thác thủy sản trái phép. Đặc biệt, trường hợp các doanh nghiệp chế biến thủy sản có xuất xứ ở vùng cấm thu hoạch sẽ phải chịu các mức phạt 15-20 triệu đồng. Phạt 5-10 triệu đồng đối với hành vi xả thải các chất nguy hại, dầu mỡ có độ độc hại cao gấp 2 tiêu chuẩn cho phép ra môi trường. Đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch giả mạo hoặc tẩy xóa, sửa chữa hoặc phá bỏ các công trình nuôi trồng thủy sản, phá huỷ các rạn san hô, bãi thực vật ngầm... mức phạt là 3-5 triệu đồng.  

 

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 1 năm kể từ ngày vi phạm. Riêng đối với các vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, xuất nhập khẩu hàng hóa thủy sản, thời hiệu xử lý là 2 năm.

 

Những tiểu thương cân thiếu tại chợ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng vì đã có hành vi gian lận cân, đong hàng hoá có giá trị nhỏ trong thương mại bán lẻ, gây thiệt hại cho khách hàng. Mức phạt này là 2 đến 5 triệu đồng đối với hành vi gian lận cân, đong hàng hoá có giá trị lớn. Quy định này nêu rõ trong Nghị định 126 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa quy định rõ, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

 

Ngoài quy định mức xử phạt đối với hành vi gian lận trong cân đong, Nghị định cũng đưa ra các mức xử phạt cụ thể trong lĩnh vực đo lường, như phạt 2 đến 5 triệu đồng đối với việc không ghi định lượng thực trên bao bì hoặc bao bì đóng không đủ định lượng, có sai số vượt quá mức giới hạn cho phép đối với sản xuất hàng đóng gói sẵn.

 

Các hành vi can thiệp, tác động khác như thay thế, đánh tráo, rút bớt, pha trộn tạp chất, chất phụ gia, làm giảm chất lượng vượt quá giới hạn cho phép, tuỳ theo mức độ vi phạm quy định bắt buộc về sức khoẻ con người, an toàn, vệ sinh và môi trường hay chưa có thể bị phạt 5-7 triệu đồng hoặc  7-10 triệu đồng. Mức phạt này nâng lên gấp đôi đối với hàng hoá có giá trị lớn (vàng, kim loại quý hiếm, đá quý).

 

Nghị định này cũng đưa ra mức phạt đối với hành vi sử dụng trái phép mã số mã vạch quốc gia; sử dụng mã số mã vạch của DN khác đã được cơ quan thẩm quyền cấp phép sẽ bị phạt từ 1 đến 3 triệu đồng. Phạt 5-7 triệu đồng đối với hành vi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không đúng thẩm quyền.

(VNN và VNE)

 

 

 

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek