Thứ Sáu, 04/10/2024 10:21 SA
Tăng cường phòng chống xâm hại trẻ em
Thứ Bảy, 19/12/2020 10:35 SA

Xâm hại tình dục trẻ em là tội ác. Trong ảnh: Trẻ em TP Tuy Hòa tham gia diễn đàn Trẻ em với các vấn đề xã hội. Ảnh: KIM CHI

Tình hình trẻ em bị xâm hại diễn ra ngày càng phức tạp về quy mô, thủ đoạn và cách thức thực hiện. Lợi dụng sự quen biết, mất cảnh giác của cha mẹ, người thân khi để trẻ em ở nhà một mình; cùng với tốc độ phát triển nhanh của mạng xã hội (zalo, facebook…), một số đối tượng đã dụ dỗ, làm quen, sau đó thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE).

 

Các đối tượng phạm tội đa số có trình độ văn hóa thấp, đã bỏ học, nhận thức về pháp luật còn hạn chế; một số ít còn bị ảnh hưởng của văn hóa phẩm đồi trụy. Cá biệt, có đối tượng phạm tội là cha ruột của nạn nhân; đối tượng phạm tội có tính chất cơ hội, nhất thời nên rất khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh.

 

Bên cạnh đó, một bộ phận giới trẻ có lối sống thực dụng, bị tác động của phim ảnh bạo lực, khiêu dâm, tình trạng ly hôn, ly thân trong gia đình... dẫn đến các sang chấn tâm lý, hành vi lệch chuẩn ở cả trẻ em và người lớn, làm cho trẻ có nguy cơ cao bị bỏ rơi, vi phạm pháp luật và bị bạo lực, xâm hại.

 

Từ hoạt động truyền thông

 

Nguyên nhân của tội phạm XHTE nói chung, XHTDTE nói riêng, một phần là do gia đình còn chủ quan, thiếu sự quản lý, chăm sóc cẩn thận cho các em, nhất là các em gái. Chính sự chủ quan, thiếu sự quản lý… đã tạo điều kiện để tội phạm lợi dụng thực hiện các hành vi xâm hại.

Trong giai đoạn 2016-2020, thông qua các hoạt động truyền thông, cán bộ, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội đã quan tâm hơn đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Bản thân trẻ em cũng đã được trang bị những kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực XHTE và bằng những hành động kịp thời để tự bảo vệ bản thân. Đặc biệt, ngành LĐ-TB-XH đã tổ chức tập huấn kỹ năng phòng, chống bạo lực, XHTE cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ với 15.697 người tham dự; phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tấn báo chí tuyên truyền thông điệp về phòng, chống bạo lực XHTE; tổ chức diễn đàn trẻ em cấp tỉnh và cấp huyện với chủ đề “Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực và XHTE” có hơn 3.000 em tham dự; thành lập và duy trì 10 mô hình câu lạc bộ Quyền tham gia trẻ em tại các điểm trường và Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh.

 

Bên cạnh đó, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh tăng cường truyền thông về đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em Tổng đài quốc gia 111 qua các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, hệ thống phát thanh cấp huyện và cơ sở để mọi trẻ em, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên hệ miễn phí khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi XHTE, bạo lực trẻ em. Ngành LĐ-TB-XH cũng triển khai tuyên truyền phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tỉnh giai đoạn 2016-2020; tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật cho chính quyền các cấp, ngành, các tổ chức, người sử dụng lao động, cha mẹ và trẻ em.

 

Đến các biện pháp phòng ngừa

 

Nguyên nhân của tội phạm XHTE nói chung, XHTDTE nói riêng, một phần là do gia đình còn chủ quan, thiếu sự quản lý, chăm sóc cẩn thận cho các em, nhất là các em gái. Chính sự chủ quan, thiếu quản lý… đã tạo điều kiện để tội phạm lợi dụng thực hiện các hành vi xâm hại. Bên cạnh đó còn do nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em, quyền của trẻ em chưa đầy đủ và phần nào còn bị xem nhẹ. Một số gia đình, người thân coi chuyện đánh con là “bình thường”, đó là quyền của cha mẹ phải dạy cho con nên người. Thực tế cho thấy, các vụ XHTDTE, bạo lực trẻ em phần lớn đối tượng gây án, thực hiện hành vi bạo lực trẻ em thường là người hàng xóm, người thân quen, người trong gia đình với nạn nhân nên không có ý thức cảnh giác, đềphòng.

 

Đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi XHTE; xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, cá nhân che giấu, không báo cáo hoặc không tố giác vụ việc, hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em là vấn đề đang đặt ra và được các cấp, ngành, địa phương quan tâm. Trong đó tập trung nâng cao hiệu quả giáo dục, thuyết phục, tạo niềm tin cho cộng đồng về thực thi pháp luật, bảo vệ quyền lợi trẻ em; xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em. Đồng thời phân định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương trong việc tham gia thực hiện các chương trình, kế hoạch theo từng giai đoạn và hàng năm về bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm tối đa tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích…

 

Trợ giúp, phục hồi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, tạo cơ hội để trẻ em được tái hòa nhập cộng đồng. Tiếp tục huy động các nguồn lực ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, con người, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp đủ năng lực đảm đương công tác trẻ em trong tình hình mới. Hỗ trợ kịp thời cả về vật chất, tinh thần cho trẻ em bị XHTD, trẻ em bị bạo lực sớm hòa nhập cộng đồng…

 

LÊ TRUNG KIÊN

(Sở Lao động - Thương binh - Xã hội)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek