Anh Shozo đến từ đất nước “Hoa anh đào”, trước khi tình nguyện sang làm việc tại Việt Nam anh đã từng làm việc trong lĩnh vực mỹ thuật truyền thống Nhật Bản. Đến Phú Yên, anh được phân công về dạy mỹ thuật tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi Phú Yên, anh nói: “Tôi mới sang Việt Nam được gần 1 năm nên chỉ mới có dịp đón Tết ở Việt Nam một năm thôi. Bởi vậy, năm nay, tôi quyết định sẽ ở lại để thưởng thức không khí tết tại đất nước các bạn”.
Taka (giữa) nhận hoa và lời chúc mừng năm mới của sinh viên
Không riêng gì Shozo mà anh Taka, tình nguyện viên hiện đang dạy học tại Trường Đại học Phú Yên cũng vậy. Gặp lại các anh sau hơn một năm làm việc và công tác, ấn tượng đầu tiên về các anh đó chính là: Tiếng Việt nói “sõi” hơn, cách cuốn bánh tráng của anh cũng rất là… người Việt. Shozo kể: “Tại đất nước “Hoa anh đào” chúng tôi được nghỉ 3 ngày để đón năm mới. Đối với người Nhật chúng tôi, trong một năm có hai cái tết quan trọng là Tết Trung thu và Tết âm lịch (giống Việt
Taka nói về cảm nhận của mình về tết ở Phú Yên: Năm ngoái, khi ở tại ký túc xá của trường Đại học Phú Yên để đón tết, tôi đã được nếm những món ăn truyền thống ngày tết của các bạn. Tôi đặc biệt rất mê món bánh chưng. Ngoài Việt
Shozo (bên phải) đón Giáng sinh và năm mới với bạn bè tại Nhà thờ lớn TP Tuy Hòa - Ảnh: VĂN TÀI
Nếu như những ngày bình thường TP Tuy Hòa thường rất ít người và phố xá thoáng đãng, nhưng đến tết phố xá lại đông đúc đến lạ thường. Tôi đem sự thắc mắc này hỏi các bạn sinh viên, các bạn ấy giải thích rằng, vào dịp tết, rất nhiều người đi vui chơi và trở về gia đình để sum vầy và cúng bái tổ tiên. Tôi thực sự cảm động về cách sống ấy của các bạn. Rất tiếc tôi chỉ còn ở Việt
VĂN TÀI