Tư tưởng Nho giáo, ý thức hệ phong kiến, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã để lại dấu ấn đậm nét và hậu quả nặng nề trong ý thức và đời sống xã hội.
Đây là một trong những rào cản lớn trong tiến trình giải phóng và phát triển xã hội. Thấm nhuần quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta thực hiện nhất quán đường lối, quan điểm về thực hiện nam nữ bình quyền.
Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong công tác nuôi dạy trẻ - Ảnh minh họa: PV |
Sự nghiệp giải phóng phụ nữ không chỉ dừng lại ở quan điểm, tư tưởng mà quan trọng hơn là Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách với những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào mọi mặt của đời sống xã hội. Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới; tạo mọi điều kiện để lao động nữ phát huy khả năng của mình, bảo hộ các chế độ làm việc, sử dụng lao động nữ và chế độ liên quan đến thai sản trong quá trình lao động…
Đây là quyền của lao động nữ, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội. Thêm vào đó, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, phụ nữ đã tích cực tham gia và có đóng góp quan trọng vào các phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà, Đền ơn đáp nghĩa, Xóa đói, giảm nghèo, Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước, Nuôi con khỏe, dạy con ngoan, Vì an ninh Tổ quốc…
Thực tế cho thấy, việc thực hiện quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách về công tác vận động, phụ nữ đã phát huy khả năng, có những đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế. Trong nhiều gia đình vẫn còn tư tưởng coi nặng con trai, nhẹ con gái. Những năm gần đây, tình trạng trẻ sơ sinh nam nhiều hơn nữ làm cân Ở nhiều địa phương cũng như ngành chưa tạo điều kiện để phụ nữ vươn lên. Đây là những tồn tại cần được khắc phục.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, trong công cuộc giải phóng phụ nữ hiện nay cần tập trung nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới. thể chế hóa các quan điểm về công tác phụ nữ và công tác cán bộ nữ trong tình hình mới; tạo điều kiện nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp cho phụ nữ… để chị em phát huy vai trò của mình, tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp. Bản thân phụ nữ cần tự nỗ lực phấn đấu, vươn lên nhằm đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
Bên cạnh những thách thức, phụ nữ cần vượt qua thách thức “trọng nam khinh nữ” từ ngàn xưa để lại, khắc phục tư tưởng an phận, cam chịu và thụ động. Mặt khác, phụ nữ cũng cần khắc phục tư tưởng ỷ lại và trông chờ việc đem lại quyền lợi cho chính mình. Phụ nữ cần tăng cường đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, thông qua Phụ các cấp, khắc phục khó khăn, phát huy nội lực để hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, mạnh dạn đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình.
Hội Phụ nữ các cấp, nhất là ở cơ sở thực hiện quyền làm chủ, đấu tranh bảo vệ những quyền lợi hợp pháp và chính đáng của mình. Hội Phụ nữ các cấp phải bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện để giúp hội viên thực hiện sự bình đẳng về giới. Vì vậy, Hội Phụ nữ các cấp cần chủ động phối hợp với các ngành tham mưu những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho công tác phụ vận được thực hiện tốt. Phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, phụ nữ Việt Nam đã, đang và sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
ĐỨC THÀNH (tổng hợp)