Bờ biển Phú Yên có tổng chiều dài 189 km, có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo, vịnh, đầm, phá với nhiều đường nét phong phú ,đa dạng. Từ bao đời nay, ngư dân ven biển Phú Yên cần cù, nhẫn nại, hiền hoà đã xây dựng được một nền văn hoá biển đặc sắc, gắn liền với nghề sông nước của mình. Vẻ đẹp tâm hồn hài hoà với nét đẹp thiên nhiên tạo cho biển Phú Yên nét bình dị, chân chất đậm vẻ hoang sơ.
Làng chài thôn 2 xã Xuân Hải ở cực bắc của Tỉnh Phú Yên, giáp với phường Gành Ráng - TP Qui Nhơn, tỉnh Bình Định
Rớ, một phương tiện đánh cá truyền thống trên Đầm Cù Mông
Bình minh bên cầu Thị Thạc, thị trấn Sông Cầu. Buổi sáng, những ngư dân đi đánh cá đêm trên vịnh Xuân Đài trở về
Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, huyện Sông Cầu thường tổ chức “Lễ hội Sông nước Tam Giang”, đây là dịp các chàng trai, cô gái trổ tài trong các cuộc thi: bơi thuyền, lắc thúng chai, kéo co dưới nước, đua thuyền đập ấm…
Nghề nuôi tôm hùm phát triển trên vùng biển Nhất Tự Sơn - Xuân Thọ II, Sông Cầu) tạo cho vùng biển này sự tấp nập, rộn ràng
Gành Đá Dĩa ở Thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An được công nhận là thắng cảnh cấp quốc gia. Đá ở đây dựng thành nhiều đường nét lạ mắt, hấp dẫn
Hòn Yến, một hòn đảo nhỏ, cao khoảng 70 m, thuộc xã An Hoà, huyện Tuy An. Quá trình xâm thực của nước biển đã làm cho đảo rời xa đất liền. Những ngày thuỷ triều xuống, từ trong bờ có thể lội ra đảo.Ven đảo có nhiều san hô, rong rêu nhiều màu và các loài thuỷ sản nhỏ rất đẹp. Ngày xưa nơi đây chim yến thường về làm tổ
Phía đông TP Tuy Hoà là một dải bờ biển với rừng dương xanh ngát. Bờ biển An Phú thoai thoải, tắm biển rất thích. Trừ mùa đông có sóng lớn, quanh năm bãi biển phía Quảng trường 1-4 TP Tuy Hoà luôn luôn đông người tắm biển vào buổi sáng
Hải đăng Mũi Điện (Cap Varella), là điểm cực Đông, nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trong ngày trên đất liền của tổ quốc, thuộc xã Hoà Xuân
DƯƠNG THANH XUÂN