Cách đây 41 năm, quân và dân Phú Yên đã làm nên chiến thắng đường 5 lịch sử: Đánh tan đoàn quân ngụy quyền Sài Gòn tháo chạy khỏi Tây Nguyên.
Trên đoạn đường dài khoảng 10km từ ga Gò Mầm (thị trấn Phú Thứ) đến cầu Lạc Mỹ (xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa), quân và dân Phú Yên đã chặn đánh tan rã hoàn toàn 2 vạn quân “di tản chiến lược” từ Tây Nguyên về giữ đồng bằng. Chiến công đó được ví như trận Bạch Đằng Giang trên cạn, góp phần làm nên chiến thắng Mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Những ngày tháng 4 lịch sử này, trở lại đường 5 nay là quốc lộ 29, qua những tên đất tên làng in đậm dấu ấn chiến công năm xưa, chúng tôi ghi lại những đổi thay của vùng đất giàu truyền thống cách mạng này.
Ga Gò Mầm dẫn vào trung tâm thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa, được chỉnh trang |
Khu trung tâm hành chính của huyện được xây dựng khang trang, từng bước tạo diện mạo mới cho địa phương này |
Cầu Tổng là nút chặn địch cuối cùng trên đường 5 ngày ấy, nay trở thành trung tâm kinh doanh dịch vụ của huyện Tây Hòa |
Những xóm làng dọc quốc lộ 29 ngày càng trở nên trù phú mà Hòa Phong được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới là một điển hình |
Nhà máy đường Tuy Hòa nằm cạnh cầu Đồng Bò là hình ảnh tiêu biểu cho ngành Công nghiệp chế biến của huyện này, đang hoạt động với công suất 2.500 tấn/ngày |
Trong khi đó, vùng đất bazan Sơn Thành, nơi địch dừng chân khi vượt sông Ba bằng cầu phao để chuẩn bị “mở đường máu” về đồng bằng theo đường 5 cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Trên vùng đất hoang hóa năm xưa đang hình thành một thị tứ miền núi sôi động tại xã Sơn Thành Đông |
Ở xã Sơn Thành Tây, những vùng chuyên canh cây sắn, mía, hồ tiêu từng bước làm thay đổi căn bản cuộc sống của người dân miền núi nơi đây |
NGUYÊN TRƯỜNG (thực hiện)