Xu hướng chuyển thể các tác phẩm văn học kinh điển thành truyện tranh không còn là điều mới lạ đối với độc giả. Thị trường sách truyện tranh Việt
Chí Phèo, chị Dậu... bước vào truyện tranh khiến các bạn trẻ say mê - Ảnh: T.DÂN |
LUỒNG GIÓ MỚI
“Trào lưu truyện tranh hóa văn học hiện thực góp phần làm giảm tình trạng khủng hoảng văn hóa đọc trong giới học sinh. Thế nhưng, để bạn đọc có cái nhìn khách quan cũng như có sự tôn trọng với nguyên tác đòi hỏi người làm phải hết sức nghiêm túc. Nhà sản xuất cần chọn lựa họa sĩ vẽ minh họa dưới sự tham mưu, chỉ dẫn của những nhà sử học để mô tả chân thật đời sống người dân trong một giai đoạn lịch sử, qua đó giáo dục lịch sử và văn hóa cho mọi người”. (Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên)
Danh tác Việt Nam là bộ truyện tranh độc quyền của Công ty Phan Thị. Theo đó, những tác phẩm từng làm nên bộ mặt của giai đoạn văn học hiện thực phê phán 1930-1945 như Chí Phèo của Nam Cao, Giông tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan… đã, đang và sẽ lần lượt được chuyển thể thành truyện tranh. Ý tưởng này khởi nguồn từ bà Mỹ Hạnh, Giám đốc công ty Phan Thị, do nhóm họa sĩ gồm ba bạn trẻ Hoàng Nhật Tuấn (sinh năm 1986), Phạm Kiều Oanh (sinh năm 1984) và Nguyễn Nhật Nguyên (sinh năm 1986) thực hiện. Theo bà Mỹ Hạnh, Danh tác Việt Nam là một dự án lớn hướng đến mong muốn thay đổi thói quen tiếp nhận tác phẩm văn học của thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường, đồng thời khơi dậy niềm đam mê văn học ở thanh thiếu niên cũng như tôn vinh giá trị kho tàng văn học Việt Nam và góp phần thúc đẩy sự phát triển của truyện tranh trong nước. Ngay từ lúc “chào đời”, có thể nói Danh tác Việt
Bàn về xu hướng chuyển hóa tác phẩm văn học hiện thực phê phán sang thể loại truyện tranh, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, khẳng định: “Trong tình hình văn học và vấn đề văn hóa đọc đang bị khủng hoảng nghiêm trọng thì đó là một việc làm tốt. Trên thế giới đã có rất nhiều tác phẩm kinh điển được truyện tranh hóa như Thủy Hử, Phong thần… và cũng có nhiều danh tác rút gọn. Xu hướng này thường bị… phản đối song thực tế lại có ý nghĩa rất lớn trong việc kích thích bạn đọc, nhất là lớp trẻ mạnh về tiếp nhận qua thị giác và những người không có thời gian để đọc sách. Sự kích thích ban đầu này sẽ khiến bạn đọc tìm về nguyên tác để đọc, tìm hiểu và “thẩm thấu” tốt hơn”.
CÒN NHIỀU “HẠT SẠN”
Không thể phủ nhận sức hút của chàng Chí, chị Dậu… khi bước vào truyện tranh, thế nhưng, theo tìm hiểu của chúng tôi, bộ Danh tác Việt Nam vẫn còn khá nhiều “sạn”, nhất là khâu hình ảnh. Nếu như bạn đọc không biết đó là những Chí Phèo, Giông tố, Tắt đèn… nổi danh, sẽ dễ dàng nhầm lẫn các tác phẩm “tranh hóa” là của… Nhật bởi hình vẽ không khác mấy so với truyện manga của nước này. Sự thuần Việt và đặc biệt là bức tranh xã hội Việt
Truyện tranh hóa văn học hiện thực là một ý tưởng mới, nhận được sự ủng hộ, giúp làm phong phú thêm thể loại truyện tranh trong nước cũng như để bạn đọc tiếp cận dễ dàng hơn với tác phẩm văn học. Song thiết nghĩ cần phải có sự đầu tư chỉn chu hơn để tác phẩm không những hấp dẫn, gần gũi còn mà giúp bạn đọc hiểu hơn về tinh thần, cốt cách một dòng văn học của nước nhà.
TUYẾT DÂN