Một nghệ nhân 85 tuổi, biết sử dụng các nhạc cụ của đồng bào dân tộc thiểu số Ê Ðê như: đàn môi, đàn knik và đàn gông. Ðó là Oi Then ở buôn Thu (xã
Nghệ nhân Oi Then - Ảnh: T.L.KHA |
Xã Krông Pa, nơi ông gắn bó cả cuộc đời, nằm bên dòng sông Cà Lúi, giáp ranh với buôn Ea Ré, xã Chư Ngọc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai). 86 hộ dân ở buôn Thu quê ông vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Nhà ở vẫn là nhà sàn cất dài hơn 10 sải tay. Buôn Thu có 10 bộ cồng chiêng ta ná - nhạc cụ được sử dụng khi có lễ hội mừng năm mới, đám cưới và 2 bộ a ráp - nhạc cụ được dùng khi có người qua đời, có lễ bỏ mả. Nhà Oi Then ở cuối buôn, trên một triền đồi thoai thoải, bên quốc lộ 25. Hôm chúng tôi đến nhà, Oi Then vừa đi dự lễ mừng tuổi của Oi Rít về. Oi Then cho biết, con cái đã trưởng thành, ra riêng, chỉ còn vợ chồng già hủ hỉ với nhau. Về việc sử dụng các nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê, ông thổ lộ: “Tôi học cách chơi các loại đàn này từ lúc mới 15 tuổi, những người truyền nghề cho tôi nay đã theo ông, theo bà hết rồi. Tôi coi đàn môi, knik và đàn gông như đứa con ruột thịt của mình. Nay đã già rồi nhưng trong buôn làng có ai khuất núi là tôi đến thổi đàn môi, kéo đàn knik để gia đình họ vơi đi nỗi buồn khi người thân đã đi về phía bên kia mặt trời”.
Nói rồi ông vào bên trong lấy chiếc đàn môi, đàn knik, loại nhạc cụ được sử dụng trong đám tang, cho chúng tôi xem. Đàn môi làm bằng thanh đồng mỏng, âm thanh phát ra từ làn hơi thổi; đàn knik giống như chiếc đàn nhị, nhưng chỉ có một dây. Âm thanh của đàn môi, đàn knik nghe rất buồn, như than thở, ai oán. Còn đàn gông có 7 sợi dây, gắn liền từ thân đàn đến quả bầu khô. Oi Then cho biết, tiếng đàn hay là nhờ cái vỏ bầu, nên phải chọn trái bầu tròn trịa, vỏ dày đều. Tiếng đàn gông nghe rất vui, náo nức lòng người nên loại nhạc cụ này thường được sử dụng khi có lễ hội, đám cưới, mừng được mùa. Oi Then khoe với chúng tôi rằng, hồi còn chiến tranh, ở trong khu căn cứ núi Cà Te, các đơn vị bộ đội ở miền Tây Phú Yên thường mời ông tham gia đội văn công trong những dịp lễ, tết, kỷ niệm ngày truyền thống của các đơn vị. Ông độc tấu đàn gông những bài Tiếng đàn ta lư, Cô gái vót chông, Bộ đội về làng..., ai cũng tán thưởng.
Ma PLe, cán bộ văn hóa thông tin xã
Chia tay chúng tôi, Oi Then đứng trên nhà sàn nói vọng xuống: “Ít bữa nữa Ma Béc cúng mừng nhà mới, nhớ lên nghe tôi chơi đàn gông nghen!”.
TRẦN LÊ KHA