Gốc gác ở Bắc Ninh, được sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, được yêu mến với Chuyện giàn thiên lý, Hồi chuông xóm đạo, Chuyện ba người... trên sân khấu ca nhạc của người Việt ở nước ngoài, đó là ca sĩ Mạnh Đình. Thỉnh thoảng, vào dịp cuối năm, anh trở về Việt Nam và “chuyên chở” những bài boléro êm đềm đến với khán giả trong nước.
Ca sĩ Mạnh Đình hát trong chương trình Duyên dáng Việt
* Từ trước đến nay, boléro vẫn mang tiếng là “sến”, là nhạc bình dân. Vì sao anh lại chọn những bài boléro để hát?
- Tôi nghĩ mình không nên dùng chữ “sến”. Không có nhạc nào sến, nhạc nào sang cả. Phải công nhận là có những bài boléro ca từ không được trau chuốt, cứ nói thẳng tuột “anh thương em”, “em thương anh” chứ không dùng những hình ảnh bóng bẩy. Các cô gái gánh nước cho nhà giàu ngày trước, trong lúc đợi hứng nước ở nơi công cộng, hay nghêu ngao hát những bài loại này, nên người ta gọi là Ma-ri Sến. Tôi không đồng ý với cách gọi đó, vì sẽ làm cho những người “chuyên chở” dòng nhạc này bị chạm tự ái. Gần gũi nhất thì nên gọi là nhạc mùi, vì nghe nó mùi mẫn quá, êm đềm quá. Ngoài slow, boléro là dòng nhạc dễ “thấm” vào người nghe nhất, tuy dễ hiểu nhưng khó hát, mà làm sao “chuyên chở” dòng nhạc đó, đưa nó đến trái tim khán giả, lại càng khó hơn. Tôi thấy trong những năm gần đây, boléro bắt đầu trở lại, có lẽ vì nhạc trẻ đã bão hòa. Đừng phân biệt nó sang hay hèn, không có nhạc nào sang hay hèn cả.
* Vậy là theo anh, chỉ có nhạc hay hoặc dở?
- Đúng vậy. Cũng phải nói rằng có những bài hát giống nhau quá. Có thể là nhạc sĩ này viết một bài hát hay quá. Thế là nhạc sĩ kia cũng cố gắng để đi theo con đường đó, sáng tác một bài hát tương tự, và nó không được khán giả chấp nhận, hát qua một lần rồi không còn ai nhớ đến nữa.
* Con đường nào đưa anh đến với âm nhạc, với boléro?
- Khi còn ở Việt
* Có khi nào anh muốn thay đổi, chuyển sang hát những ca khúc trữ tình sâu lắng nhưng không thuộc dòng boléro, như anh đã từng chuyển từ nhạc sôi động sang nhạc “mùi”?
- Tôi đã hát rồi, từ khi còn ở Việt
* Anh có thường xem các chương trình ca nhạc trong nước?
- Cũng hiếm lắm. Khi tôi về bên đó rồi thì ít coi được. Bên đó tôi coi phim Việt
* Trở về Việt
- Khác chứ! Nhưng khi hát, tôi không nghĩ đến điều gì ngoài việc làm sao để “rót” vào tai khán giả, len lỏi vào trái tim của họ. Đôi lúc, tôi cũng không biết mình đang đứng ở Việt
* Anh cảm nhận như thế nào về các ca sĩ trẻ trong nước?
- Các em ở Hà Nội có giọng hát hay, kỹ thuật tốt, nhưng hát có vẻ “bài bản” quá. Tôi nghĩ các em thích hợp với sân khấu thính phòng, nơi các em có thể khoe giọng hát của mình. Ca sĩ trẻ trong
* Cuộc cạnh tranh của các ca sĩ người Việt ở nước ngoài có gay gắt không, thưa anh?
- Cũng không gay gắt đâu. Bên đó chương trình không nhiều, chỉ một, hai chương trình trong dịp cuối tuần, còn những ngày khác, mọi sinh hoạt văn nghệ đều im ru. Cứ đến cuối tuần thì đi hát, mỗi tuần hát có một điểm, ở một tiểu bang thôi. Bay từ tiểu bang này sang tiểu bang khác mất hai, ba tiếng đồng hồ rồi. Đã nhận hát ở bang nào thì chỉ hát ở bang đó thôi, không có chuyện chạy sô. Các em ở Việt
* Xin cảm ơn anh!
LÂM VY (thực hiện)