Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn, là món ăn tinh thần của mọi người. Song, điều khiến tôi băn khoăn là càng ngày khán giả Việt nam đang xa dần với những bộ phim sản xuất trong nước. Nhiều người khi bật máy thu hình chỉ lựa chọn những bộ phim của Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ...
Cảnh trong “Vòng xoáy tình yêu” – một bộ phim Việt |
Để lý giải cho thị hiếu này, tôi đã tham khảo khá nhiều ý kiến của bạn bè và nhiều người khác. Đa số họ đều cho rằng sở dĩ họ không thích xem phim Việt Nam bây giờ vì “phim như kịch”, rất chán; trong khi phim nước ngoài bên cạnh diễn xuất tài năng của diễn viên, thì bối cảnh, cốt truyện, trang phục… đều được chăm chút kỹ lưỡng như thật, phản ánh đúng hơi thở của cuộc sống mà bộ phim phản ánh. Trở lại chuyện phim nước ngoài, nhiều lúc bối cảnh diễn ra câu chuyện chỉ quanh quẩn ở một công ty hoặc mấy căn nhà, nhưng nhiều bộ phim Hàn Quốc kéo dài hàng chục tập vẫn làm cho khán giả chờ đợi đến giờ ti vi chiếu. Phim Trung Quốc, phim
Có người giải thích rằng do Việt
Không “vơ đũa cả nắm”, nhưng nhiều bộ phim Việt hôm nay không chiếm được cảm tình của khán giả vì có quá nhiều sai sót trong cốt truyện, năng lực đạo diễn hạn chế, diễn viên thiếu nghề, đạo cụ không phù hợp… Chẳng hạn, có phim miêu tả cảnh đồng bào ở miền Bắc khi nghe tin giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975 loa phát như sau: “Đồng bào chú ý: đúng 11g30 ngày 30/4/1975, TP Hồ Chí Minh được hoàn toàn giải phóng”, trong khi theo tôi biết, mãi đến năm 1976, sau kỳ họp Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất mới quyết định đổi tên Sài Gòn thành TP Hồ Chí Minh. Lại có những phim diễn tả thời điểm năm 1976-1977, bà con nông dân đang cấy lúa thì xa xa có chiếc… xe cúp chạy trên đường làng; trong khi xe cúp có mặt ở Việt Nam sớm lắm cũng vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX! Có phim mô tả cuộc chiến đấu của đồng bào Thừa Thiên - Huế mà toàn nói giọng Bắc, phim xảy ra ở miền Trung lại nói giọng miền
Tôi nghĩ, các nhà sản xuất, các đạo diễn làm những bộ phim đầy “sạn” như vậy có thể do hiểu biết của họ còn hạn chế, hay là do họ làm ẩu, làm kiểu “mì ăn liền”. Dù cách nào chăng nữa thì cách làm phim như vậy cũng là coi thường khán giả. Đừng trách khán giả quay lưng lại với những bộ phim như vậy, đừng kêu ca thiếu tiền nong cho phim, mà những người làm phim Việt
NGUYỄN VINH QUANG