GIS-Geography Information System hay "Hệ thống thông tin địa lý" ban đầu được hiểu đơn giản là sự kết hợp tuyệt vời giữa công nghệ thông tin (CNTT) và ngành khoa học Địa lý. Với sự phát triển và tính đa năng của GIS, ngày nay công nghệ này có một khái niệm rộng hơn rất nhiều. Ở Việt Nam, trước đây GIS hầu như chỉ được ứng dụng tại các Viện nghiên cứu và các trường đại học. Nhưng hiện nay GIS đã bắt đầu được phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống, và có một thạc sỹ trẻ ở Phú Yên đã mạnh dạn đưa GIS vào quản lý xây dựng. Đề tài "Ứng dụng CNTT địa lý trong quản lý xây dựng thị xã Tuy Hòa" của Nguyễn Chí Sỹ được giới chuyên môn đánh giá rất cao.
NGƯỜI CÓ DUYÊN VỚI CÁC ĐỀ TÀI GIS
Nguyễn Chí Sỹ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, anh mày mò học tiếng Pháp và thi đậu vào khóa đào tạo sau đại học của Viện tin học Pháp ngữ (IFI- Institut de la Francophonie pour l' Informatique). Sau 2 năm học tập ở Việt
Anh đã từng tham gia các đề tài khoa học về CNTT như "Cổng giao tiếp điện tử của UBND tỉnh Phú Yên", "Website Sở Thương mại-Du lịch", và đặc biệt là đề tài "Hệ thống thông tin địa lý vùng trọng điểm phát triển từ An Chấn đến Vũng Rô" do ông Nguyễn Văn Dũng-Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ làm chủ nhiệm.
Năm 2004, phối hợp với đồng nghiệp và các kỹ sư, kiến trúc sư thuộc Sở Xây dựng, Phòng quản lý đô thị thị xã Tuy Hòa, Sỹ bắt tay vào thực hiện đề tài "Ứng dụng CNTT địa lý trong quản lý xây dựng thị xã Tuy Hòa". Ý tưởng này xuất phát từ những thực tế trong công tác quản lý xây dựng, anh cho biết: "Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, công tác quản lý xây dựng dù đã thực hiện theo cơ chế một cửa nhưng vẫn không thể đáp ứng kịp so với nhu cầu, vì vậy GIS chính là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho nhà quản lý."
CHỈ CẦN CLICK CHUỘT
"Biểu diễn" sơ lược cho chúng tôi xem những ứng dụng của GIS trong quản lý xây dựng thị xã Tuy Hòa, anh đùa: "Ai muốn tán tỉnh bạn gái thì GIS sẽ hỗ trợ đắc lực". Quả thực, một trong những ứng dụng của GIS là hệ thống bản đồ số, chỉ cần điền tên người chủ sở hữu nhà và click chuột, màn hình máy tính sẽ xuất hiện bản đồ khu nhà và tất cả những thông tin liên quan như địa chỉ, diện tích, nguồn gốc, chỉ giới xây dựng...
Người dùng có vai trò tiếp nhận và thụ lí
Sau một năm thu thập dự liệu và thực hiện, nhóm nghiêân cứu của Sỹ đã xây dựng được Bản đồ địa chính thị xã Tuy Hòa (156 mảnh, hơn 17.000 thửa đất) tỷ lệ 1:500, với các thông tin thuộc tính về diện tích, số tờ, số thửa và các thông tin quy hoạch. Sở Xây dựng đã sử dụng cơ sở dữ liệu bản đồ này để thỏa thuận cung cấp chứng chỉ quy hoạch cho các hộ dân và đấu nối các hệ thống tuyến khi thỏa thuận tuyến đường Trần Phú. Nhờ vào bản đồ địa hình 8 phường của thị xã (28 mảnh, tỷ lệ 1:2000), Sở Xây dựng cũng đã thiết kế quy hoạch 3 khu chức năng mới là Nguyễn Trung Trực, Lê Thành Phương và Phước Hậu. Ngoài ra, các bản đồ số quy hoạch chi tiết các khu chức năng: Trường Chinh, Núi Nhạn, Trần Hưng Đạo, Duy Tân đã giúp công tác cấp giấy phép xây dựng và cấp chứng chỉ quy hoạch những khu này được rút ngắn.
Người sử dụng có vai trò là cán bộ Lãnh đạo
Một tiện ích khác của GIS được Nguyễn Chí Sỹ xây dựng thành công ở đề tài này là các chương trình quản lý cấp giấy phép xây dựng, chứng chỉ quy hoạch, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà theo quy trình một cửa của Sở Xây dựng. Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 cho phép chương trình được sử dụng tùy theo chức năng nhiệm vụ của người đăng nhập hệ thống. Khi người sử dụng có vai trò tiếp nhận và thụ lý hồ sơ xin cấp phép xây dựng, máy tính sẽ xuất hiện một giao diện, qua đó thể hiện đầy đủ những thư mục: Hồ sơ tiếp nhận, bổ sung hồ sơ, trình ký, tìm kiếm... hoặc thông tin liên quan về mã số hồ sơ, ngày giao- nhận, chủ đầu tư, vị trí và diện tích thửa đất, diện tích xây dựng, đơn vị thiết kế.... Kết hợp với bản đồ số, người thụ lý hồ sơ sẽ nhanh chóng xác định được thửa đất, tính toán các số liệu, giải quyết những vướng mắc... và hoàn tất thủ tục cấp phép. Cán bộ lãnh đạo của Phòng quản lý xây dựng thị xã hoặc Sở Xây dựng có thể đăng nhập vào hệ thống và theo dõi tiến độ công việc của nhân viên, kiểm tra, xem xét và nhắc nhở khi cần thiết. Đối với người có chức năng quản trị, hệ thống cho phép có thể thêm hoặc xóa người sử dụng, thiết lập, sao lưu, phục hồi CSDL...
Quá trình thực hiện đề tài, khó nhất là khâu số hóa bản đồ, Nguyễn Chí Sỹ cho biết, CSDL bản đồ sử dụng phần mềm MapInfo Proessional 6.0. Đặc biệt, việc xây dựng các tiện ích quản lý bản đồ bằng MapX đã tiêu tốn khá nhiều thời gian, nhưng đây chính là cơ sở để tiếp tục phát triển các ứng dụng xử lý bản đồ phục vụ công tác hành chính của thành phố Tuy Hòa trong tương lai. Dù vậy, nhờ đội ngũ cán bộ của Trung tâm đã có kinh nghiệm về GIS và sự cộng tác nhiệt tình của các cán bộ chuyên môn của Sở Xây dựng và Phòng quản lý xây dựng thành phố nên việc số hóa, hiệu chỉnh và biên tập bản đồ diễn ra khá suôn sẻ.
Chương trình quản lí bản đồ
Hệ thống cũng xây dựng các tiện ích hỗ trợ kết xuất các thông tin về quy hoạch, kết xuất các báo cáo thống kê, tiến độ giải quyết hồ sơ, thông báo kết quả xử lý hồ sơ qua mã... ra các website của UBND tỉnh và Sở Xây dựng. "Không xa nữa, bạn chỉ cần ngồi ở nhà click chuột sẽ biết được thông tin quy hoạch và kết quả xử lý hồ sơ công bố trên website của Sở Xây dựng, giảm bớt phần nào thời gian đi lại." Nguyễn Chí Sỹ cho biết thêm.
Từ những ứng dụng thành công của đề tài, ngày 21-10-2005 Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã phê duyệt và giao cho Sở Xây dựng, UBND thành phố Tuy Hòa phối hợp với Sở Khoa học-Công nghệ tổ chức mở rộng kết quả nghiên cứu trên phạm vi toàn thành phố.
HOÀNG QUYÊN