Ngày 10/7, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã cảnh báo nguy cơ đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu do sự gia tăng các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và khả năng khó tiếp cận tỉ ở các nước đang phát triển.
Thông cáo chính thức của Hội nghị bộ trưởng tài chính G20 cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu đã được cải thiện kể từ các cuộc đàm phán G20 vào tháng 4/2021 nhờ việc triển khai chiến dịch tiêm tỉ và các gói hỗ trợ kinh tế, nhưng thừa nhận sự mong manh của sự phục hồi đó khi thế giới phải đối mặt với các biến thể như Delta lây lan nhanh.
Thông cáo viết: "Đặc trưng của sự phục hồi này là sự khác biệt lớn giữa và ở bên trong các quốc gia và vẫn có nguy cơ suy thoái tiềm ẩn, đặc biệt là sự lây lan của các biến thể mới của virus COVID-19 và các giai đoạn tiêm chủng khác nhau. Chúng tôi tái khẳng định quyết tâm sử dụng tất cả các công cụ chính sách có sẵn trong thời gian cần thiết để giải quyết các hậu quả bất lợi của COVID-19", phù hợp với việc duy trì sự ổn định về giá cả và tài chính công.
Thông cáo này, trong khi nhấn mạnh sự ủng hộ đối với việc "chia sẻ tỉ công bằng trên toàn cầu", đã không đề xuất các biện pháp cụ thể, mà chỉ ghi nhận khuyến nghị lập quỹ mới tài trợ cho tỉ trị giá 50 tỉ USD của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự khác biệt về tỉ lệ tiêm chủng giữa nước giàu và nước nghèo trên thế giới vẫn rất lớn.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã gọi sự khác biệt này là một "sự phẫn nộ về mặt đạo đức", làm suy yếu những nỗ lực lớn hơn để hạn chế sự lây lan của virus. Trong khi một số quốc gia giàu nhất hiện đã tiêm cho hơn 2/3 công dân của họ ít nhất một mũi tỉ, thì con số này giảm xuống dưới 5% ở nhiều quốc gia châu Phi.
Một nội dung đáng lưu ý là lần đầu tiên trong thông cáo chính thức ngày 10/7, các bộ trưởng tài chính G20 đã công nhận thuế carbon là một công cụ tiềm năng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Việc đánh thuế carbon nằm trong bộ công cụ mà các quốc gia cần phối hợp để giảm phát thải khí nhà kính.
Các công cụ này bao gồm việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và công nghệ mới để thúc đẩy quá trình khử cacbon và năng lượng sạch", hợp lý hóa và loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả, đã khuyến khích sự tiêu dùng lãng phí và nếu thích hợp, sử dụng các cơ chế và sáng kiến đánh thuế carbon, trong khi cung cấp các khoản hỗ trợ có mục tiêu cho những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất.
Theo TTXVN/Vietnam+