Hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra hàng ngày, tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người. Đặc biệt trong những năm gần đây, sự thay đổi khí hậu làm gia tăng hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường ở nhiều vùng miền.
Biến đổi khí hậu khiến thiên tai diễn ra với cường độ mạnh hơn, nguy hiểm hơn. Trong ảnh: TP Tuy Hòa ngập nặng trong đợt lũ lụt đầu tháng 11/2009. - Ảnh: K.DUY
Điều này, được thể hiện rõ qua các hiện tượng như: mưa lớn, bão, lũ, lụt, hạn hán… xảy ra thường xuyên tại nhiều khu vực. Điều đáng quan tâm hơn là mưa, lũ xảy ra ngày càng lớn hơn; giông bão mạnh cũng xuất hiện với cường độ ngày càng mạnh. Theo các nhà nghiên cứu, bão mạnh sẽ tăng và tăng từ 2-11%. Trong khi đó, bão có cường độ trung bình và yếu lại giảm. Tốc độ gió bão cũng tăng thêm 11%, đồng nghĩa với việc thiệt hại do bão gây ra sẽ tăng thêm 60%.
Trái đất nóng lên kéo theo hiện tượng tan băng ở hai cực làm mực nước biển dâng. Nước biển dâng làm nhiều diện tích đất nông nghiệp, nhà cửa bị ngập chìm trong nước, đe dọa tới đời sống của người dân. Tình trạng đói nghèo sẽ gia tăng và số người suy dinh dưỡng ngày càng nhiều.
Có thể nói, BĐKH đang de dọa nghiêm trọng cuộc sống con người. BĐKH sẽ làm cho năng suất nông nghiệp giảm, nước ngọt thiếu trầm trọng, hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai bão, lụt, hạn hán tăng nhanh, hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều. Mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đâu còn do con người quyết định. Trước thực trạng đó, mọi người nên hành động để hạn chế tình trạng BĐKH.
Chúng ta phải làm giảm BĐKH bằng cách tiết kiệm năng lượng, sử dụng các hình thức năng lượng khác: nhiên liệu sinh học, năng lượng gió, mặt trời, nguyên tử thay thế nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu lửa… Trong nông nghiệp và lâm nghiệp sử dụng nhiều phân bón hữu cơ để tránh phát thải khí Metal rất nhiều. Chúng ta phải có ý thức trong việc bảo vệ môi truờng như không được chặt phá rừng đốt nương làm rẫy mà tích cực trồng rừng. Sự bảo vệ môi trường sẽ làm cho thế giới tốt hơn. Mặt khác, chúng ta phải làm sao có những biện pháp đối phó thích nghi sống cùng BĐKH và tránh thiệt hại tối đa do BĐKH.
Việt Việt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH đặt mục tiêu chiến lược là đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng Các-bon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn quốc theo 3 giai đoạn: giai đoạn khởi động (2009-2010), giai đoạn triển khai (2011-2015) và giai đoạn phát triển (sau 2015). Kinh phí cho các hoạt động thực hiện chương trình giai đoạn 2009 - 2015 ước tính khoảng 1.965 tỉ đồng, trong đó 50% là vốn nước ngoài và 50% còn lại là vốn trong nước trong đó ngân sách trung ương khoảng 30%, ngân sách địa phương 10% và thành phần kinh tế tư nhân và các nguồn vốn khác khoảng 10%. Kinh phí của chương trình trong các giai đoạn sau năm 2015 sẽ được xác định cùng với mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn. Theo chinhphu.vn
VŨ DŨNG
(Đài Khí tượng - Thủy văn