Một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Đại học
Được nghiên cứu dựa trên nhiều công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học thần kinh nhận thức (cognitive neuroscience), bàn tay này gồm 4 động cơ và 40 bộ cảm biến dùng để tạo ra cử động và cảm giác.
Đây là thiết bị đầu tiên thuộc loại này có thể truyền tín hiệu về bộ não, cho phép người sử dụng thấy được cảm giác ở ngón tay và bàn tay. Với việc tận dụng các xung lực được bộ não truyền đến nơi bị cắt cụt thông qua các nơron thần kinh, các nhà khoa học có thể sử dụng những tín hiệu này và chuyển chúng đến một thiết bị cơ học.
Điều đó khiến bàn tay thông minh trở nên “độc nhất” vì nó lợi dụng hội chứng bàn tay ảo (cảm giác của người tàn tật rằng phần cơ thể bị mất vẫn còn và từ đó tạo ra các xung lực) luôn sẵn có.
Bằng cách kết nối các cảm biến trong bàn tay robot với các mút thần kinh ở hốc tay bị cắt cụt, các nạn nhân có thể cảm nhận và thao tác với bàn tay thông minh.
Công trình nghiên cứu kéo dài 10 năm này trị giá 1,8 triệu euro với sự cộng tác của các nhà khoa học đến từ Italy, Đan Mạch, Israel, Ireland và Iceland.
N.MINH (tổng hợp)