Dù công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ được đẩy mạnh trong thời gian qua, thế nhưng sự nhận thức của cộng đồng xã hội về lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế, số vụ tranh chấp xảy ra khá nhiều. Báo Phú Yên phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Nguyễn Quân xung quanh vấn đề này.
Sản xuất nước giải khát tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Phú Yên - Ảnh: MINH NGUYỆT
* Dù các biện pháp tuyên truyền đã được triển khai đến từng địa phương, song hiện các vụ tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ vẫn xảy ra. Theo ông, vì sao xảy ra tình trạng này?
- Với Việt
* Theo ông, làm thế nào để hạn chế, tiến đến ngăn chặn vi phạm sở hữu trí tuệ?
- Các vi phạm về sở hữu trí tuệ xảy ra hiện nay chủ yếu là những tranh chấp về nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu. Có nhiều doanh nghiệp đã đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa và được Nhà nước bảo hộ, bởi vì họ có những sản phẩm chất lượng tốt, có thị phần lớn trong thị trường. Chính vì thế mà một số tổ chức, cá nhân khác cạnh tranh không lành mạnh đã làm hàng giả, giả mạo nhãn hàng hóa hoặc tên thương mại của doanh nghiệp tương tự để gây nhầm lẫn đối với xã hội. Hành vi cạnh tranh này làm tổn hại lớn đến doanh nghiệp có đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu. Bộ Khoa học - Công nghệ cùng với các bộ, ngành liên quan đã có những giải pháp như thanh, kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm, đồng thời hỗ trợ những doanh nghiệp làm ăn đúng đắn để bảo hộ tài sản cũng như duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Trong năm qua, thông qua hoạt động thanh, kiểm tra, chúng tôi đã xử lý hàng ngàn trường hợp vi phạm sở hữu trí tuệ, chủ yếu là nhãn hiệu hàng hóa và hàng giả, xử phạt trên 3 tỉ đồng. Con số này chưa phải là lớn nhưng cũng nói lên rằng Việt
* Định hướng của Bộ Khoa học - Công nghệ trong quản lý, phát triển sở hữu trí tuệ ở Việt Nam như thế nào, thưa ông?
- Thời gian qua, Bộ Khoa học - Công nghệ có nhiều cố gắng đưa hoạt động sở hữu trí tuệ phát triển. Việc đầu tiên phải làm là hoàn thiện nền tảng pháp lý trong hoạt động khoa học - công nghệ, trong đó có sở hữu trí tuệ. Bộ đã trình Quốc hội thông qua Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các nghị định hướng dẫn luật. Trước yêu cầu bức xúc của cuộc sống, Bộ Khoa học – Công nghệ cũng đã trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, cập nhật những vấn đề mới, nảy sinh trong thực tiễn để giải quyết một cách tốt nhất hoạt động này trong thời gian tới. Trước đó, Chính phủ cũng đã cho phép thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (gọi là Chương trình 68), mang lại hiệu quả tốt. Qua chương trình, nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ để đăng ký bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Đây là một chương trình góp phần nâng cao nhận thức xã hội đối với hoạt động sở hữu trí tuệ. Hiện Bộ Khoa học – Công nghệ đang tìm giải pháp hỗ trợ các nhà khoa học trong quá trình đăng ký quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích và chuyển giao những kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của họ vào sản xuất, kinh doanh. Nếu triển khai tốt thì hoạt động sở hữu trí tuệ sẽ tốt hơn và góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
* Xin cảm ơn ông!
MINH NGUYỆT (thực hiện)