Nhảy vọt từ vị trí 19 lên thứ 10 trong bảng xếp hạng các quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm do tập đoàn A.T. Kearney vừa công bố, Việt Nam đang chứng tỏ sự tăng trưởng nhanh chóng về CNTT nói chung và gia công phần mềm nói riêng.
Việt
“Bản đồ gia công (phần mềm - BD) đang dịch chuyển” - đó là cách gọi theo kết quả nghiên cứu mới nhất của A.T. Kearney - Tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ. Cách gọi tượng hình này được dùng để miêu tả sức vươn lên mạnh mẽ của các quốc gia châu Á trong lĩnh vực gia công phần mềm, trong đó quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất là Việt Nam (từ vị trí thứ 19 năm 2007 lên vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng các quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm năm nay).
Bảng xếp hạng này của A.T. Kearney phân tích và xếp hạng 50 quốc gia trên thế giới phù hợp nhất để thực hiện các dự án thuê ngoài (outsourcing) dựa trên các tiêu chí: dịch vụ và hỗ trợ công nghệ thông tin, các trung tâm chăm sóc khách hàng và hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin.
Chỉ số của các quốc gia về lĩnh vực này được hợp thành từ 43 chỉ số, tập hợp thành 3 nhóm: sự hấp dẫn về tài chính, kỹ năng và nhân lực hiện có, môi trường kinh doanh.
Theo đó, Việt Nam là địa chỉ hấp dẫn thứ 10 trên toàn cầu về gia công phần mềm, cùng với nhiều quốc gia châu Á khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Phillipines và Jordan. Hai cái tên ngoài châu Á trong top 10 là Ai Cập và
Các quốc gia châu Á tiếp tục là địa chỉ “vàng” về gia công phần mềm, trong đó Đông Nam Á và Trung Đông được đánh giá là các khu vực có mức tăng chỉ số hấp dẫn về lĩnh vực này mạnh nhất. Ngược lại, Đông Âu và Trung Âu - từng được coi là “thánh địa” về gia công phần mềm của các công ty Tây Âu - có xu hướng giảm sức hút với lĩnh vực này.
Xu hướng này được A.T. Kearney lý giải là do lợi thế về chi phí và chất lượng lao động ngày một cải thiện ở châu Á. Ngược lại, mức giá tăng cao do lạm phát lương và chính sách đồng tiền mạnh so với đồng đô-la đã khiến các thị trường truyền thống Đông Âu và Trung Âu đánh mất lợi thế.
Theo DTO