Cơ quan thám hiểm vũ trụ Nhật (JAXA) đang phát triển một vệ tinh thu thập ánh sáng mặt trời trong vũ trụ và gửi xuống mặt đất qua tia laser. Nó sẽ tạo ra điện năng sạch với số lượng mà chỉ các nhà máy lớn mới có thể sản xuất.
Các chuyên gia của JAXA dự định sẽ đưa một vệ tinh với nhiều tấm gương hình parabol khổng lồ lên quỹ đạo địa tĩnh cách trái đất 36.000 km. Nhờ vào những tấm ceramic loại mới, có pha thêm crom (để hấp thụ ánh sáng) và neodymium (để biến đổi ánh sáng mặt trời thành laser) có thể biến đổi khoảng 40% năng lượng thu nhận được. Chùm tia laser thu được ban đầu có đường kính là 1 m. Trên đường đi xuống Trái Đất, nếu điều kiện lý tưởng, chúng sẽ tỏa ra thành đường kính 50 m. Tuy nhiên, do trên đường đi chúng có thể gặp nhiều yếu tố gây nhiễu như mây hoặc mưa nên các nhà khoa học dự tính sẽ xây dựng trạm tiếp nhận có đường kính từ 100 m đến 200 m trên mặt biển.
Theo tính toán của JAXA, một nhà máy vũ trụ như thế có thể sản xuất được 1 gigawatt điện và nước Nhật có thể lắp đặt khoảng 20 vệ tinh với công suất tổng cộng từ 20 đến 100 gigawatt trong vũ trụ trong vòng 30 năm, khoảng gấp đôi những gì mà 54 lò phản ứng hạt nhân hiện nay.
HUỲNH TRỌNG (tổng hợp)