Lúc 5g17 sáng nay (19/4 giờ Việt Nam), tức 19g17 ngày 18/4 giờ Guyane), tên lửa đẩy Ariane 5 của Hãng Arianespace rời bệ phóng tại Kourou (tỉnh Guyane thuộc Pháp), đưa Vinasat 1- vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam- lên quỹ đạo, mở ra trang sử mới cho ngành thông tin, truyền thông Việt Nam.
Việc phóng thành công vệ tinh Vinasat - 1 không những khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong không gian, mà còn thể hiện vị thế ngày càng lớn mạnh của quốc gia nói chung, của ngành viễn thông, thông tin nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Tên lửa Ariane 5 mang theo vệ tinh Vinasat-1 trên bệ phóng lúc chiều qua (18/4) - Ảnh: VNN
31 phút sau khi tên lửa cất cánh, Vinasat1 rời tên lửa ra không gian, tiến đến vị trí tọa độ 132 độ đông, cách Trái đất 35.768km. Tại vị trí này, Vinasat-1 phủ sóng tới toàn bộ khu vực Đông Nam Á, đông Trung Quốc, Ấn Độ, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Úc, Hawaii.
Trong ba tuần đầu đến “ngôi nhà” của mình, Vinasat 1 sẽ được nhà thầu kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng trước khi bàn giao cho Tập đoàn Bưu chính- Viễn thông Việt Nam (VNPT) khai thác từ ngày 8/5. Trong quá trình hoạt động, nếu Vinasat- 1 bay chệch khỏi quỹ đạo, hệ thống các động cơ phản lực theo nhiều hướng khác nhau trên Vinasat-1 sẽ giúp nó trở lại vị trí ban đầu dưới sự điều khiển của các trạm mặt đất tại Hà Tây hoặc trạm dự phòng ở Bình Dương.
XÁC LẬP CHỦ QUYỀN KHÔNG GIAN
“Sở hữu vệ tinh không chỉ là việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quỹ đạo không gian mà còn là cơ hội để Việt Nam nâng cao năng lực mạng lưới, chất lượng dịch vụ thông tin - truyền thông” - ông Bùi Thiện Minh, Phó tổng giám đốc VNPT, khẳng định. Với dung lượng truyền dẫn tương đương 10.000 kênh thoại, Internet, truyền số liệu hoặc 120 kênh truyền hình, Vinasat-1 sẽ cung cấp hai loại dịch vụ cơ bản là cho thuê băng tần vệ tinh và các dịch vụ trọn gói như kênh thuê riêng, phát hình lưu động, truyền hình từ xa, đào tạo từ xa... “Điều đó sẽ giúp Việt
Để chuẩn bị đưa Vinasat-1 vào khai thác, VNPT đã ký thỏa thuận ghi nhớ sử dụng vệ tinh với các đối tác trong nước gồm Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh, Đài phát thanh- truyền hình Hà Nội, Đài truyền hình Bình Dương, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, cùng các doanh nghiệp như Tổng công ty Viễn thông quân đội, Tổng công ty Viễn thông toàn cầu...
Theo ước tính ban đầu, sau 9-10 năm Vinasat-1 đi vào hoạt động mới thu hồi được vốn. Tuy nhiên, khả năng thu hồi vốn chỉ sau 5-7 năm cũng đã được dự báo nếu nhu cầu sử dụng vệ tinh tại Việt
KẾT QUẢ CỦA 13 NĂM THAI NGHÉN
Ông James Buckley, giám đốc chương trình sản xuất vệ tinh Vinasat-1 của Lockheed Martin, khẳng định Vinasat- 1 được sản xuất theo một quy trình chất lượng rất nghiêm ngặt nên dù trong quá trình sản xuất có nảy sinh một số vướng mắc nhưng đã được xử lý triệt để nhằm đảm bảo cho vệ tinh hoạt động tốt nhất sau khi phóng lên quỹ đạo.
13 năm - thời gian không ngắn song cần thiết đối với sự ra đời của vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt
Thật ra, Việt
Sơ đồ bãi phóng tên lửa Ariane 5 |
Năm 1995, Tổng cục Bưu điện đề xuất xây dựng dự án phóng vệ tinh và được Chính phủ đồng ý. Tổng công ty Bưu chính viễn thông VN (nay là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam - VNPT) được giao xây dựng dự án và năm 1998 báo cáo tiền khả thi dự án được Chính phủ thông qua. Năm 1999 Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia dự án Vinasat. Năm 2001, Bộ Khoa học - công nghệ- môi trường phê duyệt Vinasat là một trong các nội dung chủ yếu của chương trình khoa học, công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2001-2005. Năm 2002, Chính phủ thông qua các nội dung cơ bản của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Vinasat.
Song song với khoảng thời gian trên là hàng loạt công việc được xúc tiến. Khó khăn và kéo dài nhất là quá trình đàm phán quĩ đạo của Vinasat-1. Sau khi xác định quỹ đạo 132 độ đông là vị trí lý tưởng cho Vinasat-1, các cơ quan chức năng đã làm việc với 27 quốc gia có liên quan để thỏa thuận cho VN sở hữu quỹ đạo 132 độ đông mà không ảnh hưởng đến các vệ tinh khác đang hoạt động xung quanh. Những cuộc đàm phán “xương xẩu” nhất được nhắc đến là với Nhật Bản, Tonga, Trung Quốc, Indonesia, Nga - những quốc gia đã có vệ tinh hoặc đã đăng ký quĩ đạo cùng vị trí hoặc ở vị trí lân cận quĩ đạo 132 độ đông. Mãi đến tháng 2/2005 việc đàm phán quỹ đạo mới cơ bản hoàn thành và VNPT chính thức được giao làm chủ đầu tư dự án.
Trong khi đó, đến cuối năm 2007, Chính phủ Hoa Kỳ mới cấp cho Lockheed Martin - nhà sản xuất Vinasat-1 giấy phép chuyển giao công nghệ vệ tinh cho Việt
Công nghệ tiên tiến nhất
Mô hình vệ tinh Vinasat – 1 Vinasat-1 cao 4m, trọng lượng thô 1,1 tấn, sau khi bơm nhiên liệu sẽ nặng 2,6 tấn. Tuổi thọ 15-20 năm, dung lượng 20 bộ phát đáp trên băng tần C và Ku, tương đương với 10.000 kênh thoại, Internet, truyền số liệu hoặc 120 kênh truyền hình. Vinasat-1 có hai phần thiết bị: phần tải chính gồm ăngten phát, ăngten thu, các thiết bị điện tử trợ giúp việc truyền dẫn sóng và phần nền gồm hệ thống trợ giúp phần tải chính hoạt động như hệ thống đẩy, nguồn điện, hệ thống điều khiển nhiệt độ, điều khiển trạng thái bay... Vinasat-1 trị giá trên 200 triệu USD, được sản xuất trên công nghệ khung A2100 - công nghệ tiên tiến nhất của Lockheed Martin (Mỹ) được đưa vào khai thác thương mại từ năm 1996. Hiện có khoảng 30 vệ tinh thương mại trên thế giới sử dụng công nghệ này và đang hoạt động ổn định trên quĩ đạo. Hãng Arianespace (Pháp) đảm nhiệm phần phóng vệ tinh lên quỹ đạo từ Trung tâm vũ trụ Guyane (lãnh thổ hải ngoại của Pháp). Hai nhà bảo hiểm gốc là Bảo Việt và Bảo hiểm Bưu điện sẽ bảo hiểm vệ tinh với trị giá 177 triệu USD. Vệ tinh Vinasat-1 có ý nghĩa rất lớn với việc phủ sóng viễn thông, liên lạc tới mọi vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng với khả năng truyền tải thông tin, hình ảnh từ mọi nơi, không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn trong cả khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, khi đưa vào khai thác, Vinasat 1 sẽ có ý nghĩa xã hội rất lớn, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia theo hướng hiện đại, nâng cao độ an toàn cho mạng lưới viễn thông, thúc đẩy và phát triển các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại, giải trí... cũng như các dịch vụ chuyên dùng khác. Theo tính toán, mỗi năm vệ tinh Vinasat-1 có thể tiết kiệm cho đất nước hơn 10 triệu USD từ tiền cước thuê kênh của các vệ tinh nước ngoài như Asiasat, IPStar, Miasat… Khi không còn phải thuê kênh vệ tinh với giá đắt, các doanh nghiệp viễn thông và truyền thông trong nước sẽ tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành dịch vụ, từ đó giúp thúc đẩy lĩnh vực viễn thông và truyền thông phát triển mạnh mẽ, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành viễn thông của Việt Nam.
Vinasat 1 được xem là vệ tinh tiên tiến nhất so với các vệ tinh cùng dòng công nghệ khung A2100 bởi Lockheed Martin đã áp dụng hầu hết những cải tiến mới nhất lên Vinasat 1. Đây là công nghệ được đưa vào khai thác thương mại từ năm 1996 và hiện có khoảng 30 vệ tinh trên thế giới sử dụng công nghệ khung A2100.
HOÀI THƯƠNG (tổng hợp)