Ông Satoshi Nakamura (trái) tìm hiểu thực tế bọ cánh cứng hại dừa tại Phú Yên vào cuối tháng 2/2008 - Ảnh: LANH ĐA |
Hiện tại, tình trạng bọ cánh cứng gây hại dừa vẫn rất phổ biến tại Phú Yên. Điều mà các chuyên gia trong lĩnh vực này đang đau đầu là bọ cánh cứng gây hại không chỉ bùng phát mạnh vào mùa nắng nóng mà còn phổ biến và có chiều hướng tăng ngay cả khi thời tiết mưa, lạnh. Từ năm 2002 đến nay, Phú Yên đã sử dụng nhiều phương pháp để diệt trừ bọ cánh cứng như thuốc hoá học và sử dụng thiên địch để diệt bọ dừa, nhưng vẫn không đạt được hiệu quả như ý. Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên Nguyễn Hữu Doãn cho hay: Bọ cánh cứng gây hại dừa hiện ngày càng phức tạp. Bọ không chỉ bùng phát vào mùa khô như trước đây, mà còn tăng cả vào thời điểm mưa, lạnh.
Tiến sĩ Trần Tấn Việt, Trưởng khoa Nông học (Trường Đại học Nông – Lâm TP Hồ Chí Minh), cho biết: Cả khu vực miền Trung đều dùng phương pháp ong ký sinh diệt bọ dừa nhưng không hiệu quả. Trong khi đó, cùng biện pháp này, các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long áp dụng mang lại hiệu quả rất cao và không tốn nhiều công sức, chi phí và hiện tình trạng bọ cánh cứng hại dừa ở miền Nam đã được khống chế.
Năm 2003, phương pháp dùng ong ký sinh diệt bọ dừa được tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) tài trợ đã được áp dụng tại Việt
Ông Satoshi Nakamura, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Nhật Bản, đơn vị đang thực hiện dự án diệt bọ cánh cứng trên phạm vi toàn thế giới, nói: “Đến nay, Phú Yên đã phóng thích ra môi trường tự nhiên hàng chục triệu con ong ký sinh, nhiều so với các nơi khác, nhưng tình hình vẫn không được kiểm soát. Chương trình này vẫn đang được tiếp tục thực hiện qua việc tổ chức cho người dân tự nhân nuôi và phóng thích ong. Tuy nhiên, do cách thực hiện và các thông số điều tra chưa được triển khai liên tục, thường xuyên nên rất khó xác định chính xác được nguyên nhân không hiệu quả của phương pháp này”. Tại đồng bằng sông Cửu Long cũng như tại Thái Lan, diện tích dừa rất tập trung, là vùng đồng bằng nên hiệu quả của phương pháp trên rất cao. Theo nhận định ban đầu, có thể do địa hình của Phú Yên và các tỉnh duyên hải miền Trung phức tạp, bị chia cắt bởi đồi núi, diện tích dừa không tập trung cùng với nhiệt độ cao kéo dài trong mùa nắng là nguyên nhân cho bọ cánh cứng phát triển và gây hại. Trong khi đó, tại Đài Loan và đảo Hải
Đây là lần thứ hai ông Nakamura đến Phú Yên tìm hiểu về tình trạng bọ cánh cứng hại dừa (lần trước là vào đầu tháng 8/2007). Theo ông Nakamura, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Nhật Bản có thể hỗ trợ Phú Yên một số vấn đề về tài chính cũng như phương pháp để tìm ra nguyên nhân bọ cánh cứng chưa được khống chế. “Nếu các ngành chức năng đưa ra những yêu cầu cụ thể, chúng tôi sẽ hỗ trợ để xây dựng những điểm theo dõi, nghiên cứu cố định xuyên suốt trong thời gian dài. Sau khi nghiên cứu kỹ, chúng tôi có thể giúp tìm ra phương pháp (kể cả phương pháp mới) để khống chế bọ cánh cứng hại dừa tại Phú Yên” - ông Nakamura nói.
LY KHA