DẢI HỘI TỤ NHIỆT ĐỚI LÀ GÌ?
Đó là một dải, một vùng hẹp hội tụ, gặp gỡ giữa hai luồng gió, giữa tín phong bắc bán cầu và tín phong nam bán cầu khi dải hội tụ còn ở gần xích đạo, hoặc giữa tín phong bắc bán cầu và gió mùa mùa hạ (tín phong đổi hướng) khi dải hội tụ đã lên tới những vĩ độ cao hơn. Tuy là một vùng ranh giới giữa hai khối không khí (nhiệt đới và xích đạo) song dải hội tụ nhiệt đới không thoả mãn định nghĩa của phơrông, bởi vì những thuộc tính nhiệt và nhiệt động lực của hai luồng gió đó không khác nhau là mấy.
![]() |
Bão tàn phá nhà cửa ở |
Dải hội tụ nhiệt đới là một dạng nhiễu động riêng của mùa hạ, đó là một vùng thời tiết xấu. Dọc theo dải hội tụ nhiệt đới, sự hội tụ đã tạo luồng thăng mạnh mẽ những khối khí ẩm gây ra dông và mưa lớn. Một điều đáng chú ý là dọc theo dải hội tụ có điều kiện động lực và nhiệt lực thuận lợi cho việc hình thành những xoáy không khí. những xoáy này đôi khi phát triển mạnh lên thành bão và càng tăng cường sự nhiễu động khí quyển gây ra mưa lớn.
Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới cùng với những xoáy hay bão phát sinh trên dải hội tụ là nguyên nhân chính gây ra mưa nhiều và dai dẳng trong mùa gió mùa hạ ở nước ta. Đôi khi kết hợp với nhiễu động của sóng đông trên cao và những biến đổi dị thường của khí hậu trên trái đất hiện nay, dải hội tụ nhiệt đới cũng gây ra mưa to và gió lớn, thậm chí cả áp thấp nhiệt đới và bão trong gió mùa mùa đông ở một số nơi trên lãnh thổ Việt Nam, thường là cuối mùa mưa bão (tháng 11 - 12 trong năm).
XOÁY THUẬN VÀ XOÁY NGHỊCH
Những vùng khí áp thấp gọi là xoáy thuận, và những vùng khí áp cao gọi là xoáy nghịch.
Ở bắc bán cầu, dưới tác động của lực làm lệch hướng Côriôlít do sự tụ quay của trái đất, ở xung quanh trung tâm khí áp thấp gió thổi theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, còn ở xung quanh tâm khí áp cao gió thổi theo hướng thuận chiều kim đồng hồ. Tuy nhiên, ở bán cầu
Như vậy, xoáy thuận nhiệt đới là một xoáy khí. Theo sự phân cấp quốc tế thì xoáy thuận nhiệt đới có cường độ dưới cấp 6 (vận tốc gió mạnh nhất nhỏ hơn 10.8 m/s hay 39 km/giờ) gọi là nhiễu động nhiệt đới, có cường độ cấp 6 và cấp 7 (vận tốc gió mạnh nhất nhỏ hơn 17.2 m/s hay 62 km/giờ) gọi là áp thấp nhiệt đới. Còn cường độ từ cấp 8 trở lên (vạn tốc gió mạnh >17.2 m/s hay >62 km/giờ) gọi là bão.
TẠI SAO LẠI CÓ BÃO ?
Nói đến bão ta thường nghĩ ngay là có gió to và mưa lớn. Vậy nguyên nhân nào đã gây ra gió to và mưa lớn đến mức độ thành bão?
Về nguyên nhân của bão, trong vòng một trăm hai mươi năm gần đây, các nhà khí tượng học đã đưa ra nhiều giả thuyết nhưng chưa có giả thuyết nào hoàn hảo cả. Vì quá trình phát sinh ra bão rất phức tạp. Song phần lớn các giả thuyết đều công nhận rằng muốn hình thành bão phải có 3 điều kiện chính: Một là, nhiệt độ nước ở mặt biển phải đạt 26 - 27oC; hai là, phải có sự hội tụ (gặp nhau) của hai khối không khí có nhiệt độ chênh lệch nhau nhiều; ba là phải có lực làm lệch hướng do sự tự quay của trái đất (lực Côriôlit) đủ lớn để tạo nên dòng xoáy của không khí.
Với sự tác động của ba điều kiện trên thì bão mới có thể hình thành được. Nhiệt độ nước biển cao làm nước bốc hơi dữ dội, gió lại yếu nên không khí nóng và ẩm dễ dàng bay lên cao và tạo nên một vùng có trị số khí áp rất thấp ở nơi đó. Hơi nước bay lên cao gặp lạnh ngưng kết lại, đồng thời giải phóng ra nhiều nhiệt lại càng đẩy không khí bay lên cao hơn nữa. Ở xung quanh vùng mà không khí bốc lên cao, gió thổi tràn vào để lấp đầy chỗ trống, sức gió rất mạnh, có mưa, tức là phát sinh ra bão.
Như vậy bão là một vùng gió xoáy rất mạnh, thường có bán kính khoảng vài trăm km. Người ta phân biệt bão làm 4 cấp:
- Bão nhỏ hay bão yếu: Có sức gió đạt cấp 7 và cấp 8 (từ 50 - 74 km/giờ).
- Bão vừa: Có sức gió đạt cấp 9, cấp 10 (từ 75 - 102 km/giờ).
- Bão mạnh: Có sức gió đạt cấp 11, cấp 12 (từ 103 - 133 km/giờ).
- Bão rất mạnh: Có sức gió đạt trên cấp 12 (>134 km/giờ).
Kỹ sư NGUYỄN THANH NAM
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Phú Yên