Thứ Ba, 25/02/2025 23:08 CH
Tháng 11/2008: Việt Nam có thêm tuyến cáp quang biển quốc tế
Thứ Hai, 14/05/2007 14:14 CH

Tuyến cáp quang biển quốc tế AAG vừa được 18 doanh nghiệp viễn thông lớn trong khu vực và quốc tế cùng bắt tay xây dựng từ ngày 27/4/2007. Với 1 điểm cập bờ tại Việt Nam do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) quản lý, đây là tuyến cáp được kỳ vọng nhiều vào khả năng sẽ bổ sung dung lượng mạng rất lớn cho ViệtNam.

 

070514-cap-quang.jpg

Sơ đồ hệ thống cáp quang biển do VNPT/VTI quản lý.

Ba doanh nghiệp viễn thông Việt Nam: VNPT, Viettel, SPT đã cùng ký kết xây dựng tuyến cáp quang biển AAG với 15 công ty, tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới và khu vực. Đặc biệt, tham gia với tư cách là một trong những thành viên sáng lập, mức vốn mà VNPT đóng góp vào dự án cáp quang biển AAG lớn hơn so với Viettel, SPT với 40 triệu USD.

 

Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, đối vớiViệtNam, đây là một dự án hạ tầng viễn thông hết sức quan trọng của quốc gia. Với 10 điểm cập bờ, AAG là tuyến cáp quang biển đầu tiên kết nối trực tiếp từ khu vực Đông Nam Á sang Mỹ qua eo biển giữa Đài Loan và Philippin.

 

Ông Hồ Công Lâm, Phó Giám đốc công ty Viễn thông quốc tế VTI, người đại diện cho VNPT tham gia lễ ký kết cho hay, mạng Internet quốc tế của Việt Nam hiện nay có dung lượng lớn nhất sang Mỹ. Các doanh nghiệp viễn thông, Internet của Việt Nam như VNPT/VDC cũng chỉ chủ yếu kết nối ở khu vực này. Từ Việt Nam, đường truyền dẫn sẽ sang Hong Kong, Nhật Bản hay Singapore rồi sau đó đấu vào các trung tâm kết nối IP (POP) sang Mỹ. Phải qua nhiều điểm trung chuyển như vậy nên việc kết nối trực tiếp sang Mỹ rất khó khăn, thậm chí còn mang tính rủi ro cao.

 

Cách đây chưa lâu, trận động đất tại Đài Loan - điểm trung chuyển của nhiều tuyến cáp quang biển châu Á đi quốc tế đã khiến mạng lưới Internet của hầu hết các quốc gia trong khu vực gặp trục trặc gây thiệt hại lớn về kinh tế. Nhưng với tuyến cáp quang biển AAG, được thiết kế khi xây dựng cố gắng tránh ở mức tối đa việc đi qua khu vực hay xảy ra động đất, AAG tạo ra những hướng kết nối khác đảm bảo độ an toàn cho mạng lưới. Giả sử có sự cố xảy ra cũng sẽ hạn chế được sử rủi ro trong việc mất liên lạc. Ông Lâm tin tưởng.

 

Không những vậy, với việc cho phép mạng truyền dẫn Việt Nam nối trực tiếp sang Mỹ - cổng Internet backbone khổng lồ của thế giới, AAG sẽ bổ sung dung lượng mạng rất lớn cho ViệtNam. Theo ông Lâm, điều này có tầm quan trọng hàng đầu khi mà những hệ thống cáp quang biển của Việt Nam đang nối đi quốc tế hiện nay lớn nhất là tuyến SEA ME WE3 cũng chỉ bằng một phần nhỏ của hệ thống này. Hiện VTI là thành viên và trực tiếp quản lý 2 trạm cập bờ của 2 hệ thống cáp quang biển quốc tế là TVH và SEA ME WE3 được coi là huyết mạch chính kết nối mạng viễn thông của Việt Nam ra thế giới, cung cấp các dịch vụ thoại, fax, truyền số liệu và phần lớn dung lượng Internet của Việt Nam.

 

Trong vòng 19 tháng kể từ ngày 27/4/2007, các thành viên tham gia dự án cáp quang biển AAG có rất nhiều việc phải làm. Cũng như các doanh nghiệp viễn thông tham gia dự án, việc ký hợp đồng vừa rồi mới chỉ là nhằm đóng góp vốn để xây dựng còn VNPT/VTI sẽ phải triển khai một số hạng mục liên quan để đồng bộ với nó như củng cố lại tuyến cáp, các trung kế kết nối vào trong nước, hệ thống chuyển mạch tốc độ cao trong nước... để làm sao mình có thể phát huy được hiệu quả tối đa của lần đầu tư này.

 

Ngoài việc đầu tư về kỹ thuật mạng lưới cũng cần phải triển khai các thủ tục liên quan để có thể vươn ra nước ngoài, VNPT sẽ phải thiết lập các POP hay trung tâm “quá giang” Internetcủa thế giới đặc biệt là ở mốt số điểm của Mỹ và ở khu vực châu Á, các điểm trung chuyển là HongKong, Nhật Bản, Singapore... Nếu như Việt Nam triển khai được đến những trung tâm đó thì hầu như việc kết nối Internet của quốc gia về cơ bản hoàn chỉnh. Còn đường kết nối sang châu Âu, VNPT/VTI cũng đã có nghiên cứu để vươn về phía trời tây với những dự án cáp biển khác được đầu tư mở rộng.

 

Không chỉ có vậy, ông Lâm cho biết thêm, tham gia vào AAG, Việt Nam còn có điều kiện xây dựng các POP sẽ không chỉ có thể đáp ứng cho các ISP trong nước mà còn có thể phục vụ cho cả những nước láng giềng đặc biệt là Campuchia và Lào.

 

Theo VnMedia

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek