Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lan nhanh trên toàn cầu, tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống, tâm lý của bất kỳ người nào cũng tỏ ra lo lắng và đều muốn tìm cách bảo vệ mình một cách tốt nhất.
Bà Anna Alexander, chủ một bất động sản ở Virginia Beach, bang Virginia (Mỹ) bắt đầu ngày làm việc với một suy nghĩ rằng bà có thể thay đổi thói quen hàng ngày bằng cách không bắt tay bất kỳ ai để tránh vi rút nguy hiểm này có thể lây nhiễm. Theo bà Anna, khi chủng vi rút nguy hiểm này lan rộng trên toàn cầu, bất kỳ ai cũng đều phải tự ảo vệ mình bằng cách đặt ra câu hỏi: "Tôi sẽ lo lắng đến đâu nếu bị nhiễm và tôi nên làm gì với nó?"
Bác sĩ không quân Mỹ Jerome M. Adams, trên trang mạng xã hội Twitter, viết rằng: "Khẩu trang có thể không hiệu quả trong việc bảo vệ cộng đồng nói chung, nhưng nếu các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe không có nó để chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh, họ sẽ đẩy chính họ và cộng đồng vào tình thế hết sức rủi ro!"
Theo các chuyên gia, mức độ quan tâm đối với người sống gần những điểm nóng có dịch có thể rất khác với người sống xa vùng dịch. Song trong mọi trường hợp, rủi ro đều có thể xảy ra. Không đơn giản để có thể tính toán hết, nhưng ngược lại, nó được bộc lộ bằng những cảm xúc và các yếu tố tâm lý khác.
Giảng viên về truyền thông rủi ro của Đại học Harvard đã nghỉ hưu, ông David Ropeik cho biết: "Cảm xúc được ví như bộ lọc mà thông qua nó chúng ta có thể thấy được thực tế. Trong khi đó, Giáo sư tâm lý học tại Đại học Oregon, Paul Slovic, lại cho rằng sự bùng phát của vi rút SARS-CoV-2 tạo ra hàng loạt "điểm nóng"...làm tăng cảm nhận về mức độ rủi ro và đôi khi tạo ra những nhận thức khác với kết luận dựa vào thực tế của giới chức y tế.
Ví dụ, dịch COVID-19, mới, lạ và không giống như bệnh cúm mùa thông thường, vốn gây tử vong mỗi năm còn cao hơn so với SARS-CoV-2. Nhưng với cơ chế hoạt động rất khó để có thể đánh giá một đầy đủ, dường như cả giới chức y tế cộng đồng và nỗ lực cá nhân khó kiểm soát.
Cho đến nay, chưa có một loại vắc xin nào có thể ngăn chặn được và vi rút SARS-CoV-2 có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí do những người nhiễm bệnh tiết ra, vì thế chúng ta không thể đảm bảo chắc chắn rằng những người chúng ta gặp là thực sự khỏe mạnh và chính điều này cũng làm giảm nhận thức kiểm soát cá nhân.
Trong khi đó, thông tin mà mọi người nhận được từ tin tức và các phương tiện truyền thông xã hội có thể không được kiểm chứng. Theo ông Slovic: "Trong bối cảnh sự lây nhiễm xét về địa lý dường như đang gia tăng nhanh chóng và ở bất kỳ quốc gia nào, số trường hợp đều bắt đầu tương đối nhỏ và sau đó tăng lên, mà không có bất kỳ giới hạn trên nào. Các báo cáo chỉ tập trung vào những người bị bệnh và chết, chứ không đề cập đến những người mới nhiễm và chỉ có các triệu chứng nhẹ. Người này nói với người kia về chủng vi rút nguy hiểm này trên các sang mạng xã hội và tin tức, điều này càng thổi phồng nguy cơ về dịch.
Giáo sư Ropeik cho biết vi rút corona tạo ra một lối tư duy nhiều năm qua luôn cảnh báo về đại dịch chết người. Với quan điểm này, dịch bệnh COVID-19 là thủ phạm giết người, nó càng làm chúng ta sợ hãi.
Vậy làm thế nào để mọi người có thể giảm thiểu rủi ro phản ứng thái quá ở bản thân và những người khác? Lời khuyên là: Không truyền bá về những diễn biến quá nhỏ, như sai sót của các nhà chức trách và đừng chỉ chia sẻ những điều đáng sợ, mà hãy nói cả những điều tích cực chẳng hạn người mắc COVID-19 thông thường chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ hoặc hơn một chút.
Theo TTXVN/Vietnam+