Ngày 15/4, Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2012 đã lần đầu tiên giảm trong hơn 10 năm qua do các biện pháp cắt giảm mạnh ở Mỹ và châu Âu dù các nước như Trung Quốc và Nga vẫn tăng chi tiêu quân sự, theo Reuters.
Chi tiêu cho quân sự đã giảm - Ảnh: News.oneindia.in
Tuyên bố của SIPRI, tổ chức chuyên nghiên cứu về an ninh quốc tế, vũ trang và giải trừ quân bị, nêu rõ chi tiêu quân sự nói chung trong năm 2012 giảm 0,5% xuống còn 1.750 tỉ USD. Đây là lần giảm thực tế đầu tiên kể từ năm 1998.
Ông Sam Perlo-Freeman, Giám đốc Chương trình chi tiêu quân sự và sản xuất vũ khí của SIPRI, nhận định: “Chúng ta có thể đang chứng kiến khởi đầu của một sự chuyển dịch cán cân chi tiêu quân sự thế giới, từ các nước phương Tây giàu có sang các khu vực đang nổi".
Chi tiêu quân sự ở Mỹ, nước chi lớn nhất với ngân sách lớn gấp khoảng năm lần so với Trung Quốc, giảm 6% và lần đầu tiên ở dưới mức 40% chi tiêu quân sự toàn cầu kể từ khi Liên Xô sụp đổ hơn 20 năm trước. Tại châu Âu, các biện pháp khắc khổ do cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu năm 2008 đã buộc các thành viên NATO cắt giảm chi tiêu thực tế 10%. Theo ông Perlo-Freeman, “tất cả các dấu hiệu đều cho thấy chi tiêu quân sự trên thế giới có thể sẽ tiếp tục giảm trong 2-3 năm tới, ít nhất cho đến khi NATO hoàn tất quá trình rút quân khỏi
Cũng theo SIPRI, chi tiêu quân sự ở Trung Đông và Bắc Phi tăng khoảng 8%. Các đồng minh của phương Tây như Ả-rập Xê-út và
Theo Vietnam+