Chủ Nhật, 24/11/2024 20:33 CH
Gia đình là nơi trở về
Chủ Nhật, 28/07/2024 08:00 SA

Cha mẹ cùng con tham gia các chương trình, hội thi tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Ảnh: PHẠM THÙY

Mi ngưi chúng ta có nhiu nơi đ đến nhưng ch có mt nơi đ v, đó chính là gia đình. Chính vì vy, gia đình đưc xem là ngôi nhà thân yêu và thiêng liêng, ôm p nhng k nim tươi đp mà chúng ta không th nào quên.

 

Nơi hình thành nhân cách

 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội. Người khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”.

 

Thực hiện lời Bác dạy, ngày 28/6/2000, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị55-CT/TW về tăng cường sựlãnh đạo của các cấp ủy đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chỉ thị coi việc xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc là một mục tiêu quan trọng. Chỉ thị này cũng yêu cầu đề cao vai trò và trách nhiệm của gia đình, giúp đỡ và tạo điều kiện cần thiết để các gia đình thực hiện trách nhiệm đối với thế hệ trẻ, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ em.

 

Chị Phan Thị Trắc ở TP Tuy Hòa chia sẻ: “Gia đình là nơi có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Nơi mà cha mẹ dạy con hình thành nhân cách sống, chữa lành những tổn thương trong tâm hồn khi gặp điều bất trắc. Gia đình tôi thường thông qua những quyển sách hay, những thước phim ý nghĩa để giáo dục con cái mình”.

 

Còn theo anh Bùi Ngọc Dân ở huyện Sông Hinh, vợ chồng anh chị luôn giáo dục con cái bằng sự gương mẫu của những người làm cha làm mẹ; bằng sự kết hợp nghiêm khắc của người cha và tình yêu thương, chăm sóc dịu dàng của người mẹ. Thông qua đó, con cái thấy được các giá trị của gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng, là lớp học đầu tiên dạy cách yêu thương, bao dung khi người khác phạm phải sai lầm.

 

Thực tế cho thấy, những thành tựu của công tác xây dựng gia đình đã góp phần tích cực vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giữ vững và định tình hình chính trị - xã hội. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, phát triển bền vững.

 

Gia đình được xem là tế bào của xã hội, nơi duy trìnòi giống và là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người. Gia đình còn là nơi lưu giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nguồn năng lượng tích cực từ mỗi gia đình hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi người cống hiến nhiều hơn cho xã hội, cho đất nước.

 

Cu ni gia cá nhân và xã hi

 

Gặp trại viên H.T.T tại Cơ sở giáo dục bắt buộc A1 (Cục C10 - Bộ Công an) và nghe T nói về những lỗi lầm mình đã gây ra cho gia đình và xã hội, người viết bài này cảm nhận được rằng, để có thể quay về cuộc sống đời thường, hòa nhập với cộng đồng, gia đình chính là điểm tựa quan trọng hơn tất cả.

 

H.T.T chia sẻ: “Vì những phút nông nổi mà tôi đã mắc phải sai lầm và không còn cách nào khác là phải sửa chữa sai lầm này. Niềm tin cóthể giúp tôi học tập, cải tạo tốt, đó chính là được trở về cùng gia đình. Đây là nơi tốt nhất tiếp tục hỗ trợ, giúp tôi sớm hòa nhập cộng đồng”.

 

Là một tiểu thương, thời gian buôn bán ngoài chợ nhiều hơn ở nhà nên công việc gia đình, con cái, chị Nguyễn Thị Ngọc Ngọc (TX Đông Hòa) đều giao cho chồng - anh Phạm Ngọc Tân quán xuyến, chăm sóc. Chị Ngọc cảm thấy rất may mắn và biết ơn người chồng chia sẻ với vợ.

 

“Nếu gia đình không êm ấm, hạnh phúc thì tôi không thể nào buôn bán tốt được. Cuộc sống hiện đại với nhiều bộn bề lo toan, thức ăn nhanh lên ngôi thì cần có người giữ lửa ấm, duy trì bữa ăn trong gia đình mới có thể gắn kết các thành viên lại với nhau”, chị Ngọc trải lòng.

 

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thái, Giám đốc Sở VHTT&DL, gia đình là cơ sở quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của một quốc gia, gia đình hạnh phúc là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại của một gia đình. Do đó, xây dựng gia đình hạnh phúc là một trong những quan điểm được đề cập thường xuyên trong các văn bản về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.

 

“Ngày 28/1/2022, Bộtrưởng VHTT&DL đã ký Quyết định 224 ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, nhằm xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế; củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội. Đây là cầu nối quan trọng để mỗi cá nhân có những hành xử chuẩn mực với gia đình và xã hội”, bà Nguyễn Thị Hồng Thái cho biết thêm. 

 

Công tác gia đình hiện nay đang phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cần nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng trong công tác gia đình; đẩy mạnh, đổi mới công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về gia đình; tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình theo hướng lấy hoạt động của gia đình làm trọng tâm, bảo đảm sự gắn kết xã hội và vai trò của gia đình…

 

Bà Nguyễn Thị Hồng Thái, Giám đốc Sở VHTT&DL

 

PHẠM THÙY

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek