Trong những ngày tháng 4 lịch sử, cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi, những người đồng đội thuyền và bến năm xưa, Ban liên lạc Bến tàu Không số Vũng Rô và Hội Văn học Nghệ thuật Phú Yên trang trọng tổ chức buổi gặp mặt giới thiệu tập hồi ký “Người lính ra đi từ Làng Cát” của trung úy, thương binh 2/4 Ngô Minh Thơ.
50 năm kể từ ngày non sông liền một dải, ký ức lịch sử không hề phai nhòa, mà đang hồi sinh mãnh liệt trong những trái tim của người trẻ. Với lòng tri ân sâu sắc, niềm tự hào dân tộc, tuổi trẻ đang viết tiếp câu chuyện hòa bình, biến lòng biết ơn thành hành động, sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước.
Trong cái nắng óng ả đầu hè, con đường bê tông có mặt đường thoáng rộng băng qua các xã Xuân Phước, Xuân Quang 1 hướng về Phú Mỡ cứ băng băng. Hai bên đường là những khu dân cư khá sầm uất, thỉnh thoảng qua những đoạn rẫy keo xanh mướt, những ruộng mía đang cuối mùa thu hoạch, qua cánh đồng ruộng lúa nước thôn Phú Giang, Phú Tiến… rộn ràng không khí lao động hăng say.
Từ đốm lửa hồng chiếu rọi những năm 30/ Vàng son Thồ Lồ, Ma Dú, La Hiên hùng thiêng…Đó là những câu mở đầu của bài hát “Bài ca Phú Yên” được nhạc sĩ Văn Chừng sáng tác năm 1989, khi tỉnh Phú Yên tái lập. Bài hát vô cùng sống động với những địa danh là căn cứ cách mạng của quê hương Phú Yên trong suốt hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại.