Họ là những người hướng dẫn, điều phối và bảo đảm an toàn cho tất cả các chuyến bay trên vùng trời. Ngồi suốt ngày trong phòng lạnh, thỉnh thoảng lại nhắc micro nói từng tràng tiếng Anh nên mới gặp họ lần đầu, ai cũng nghĩ kiểm soát không lưu là nghề nhàn hạ song, thực tế, công việc này lại không kém phần nặng nhọc.
TRÊN ĐÀI CHỈ HUY
Chuyến bay mang số hiệu VN456 loại ATR 72 của Hãng hàng không quốc gia Việt
Chuẩn bị cho máy bay cất cánh tại sân bay Tuy Hòa - Ảnh: Hoài Trung |
Trong khi tôi đang mải mê ngắm nhìn toàn cảnh sân bay từ trên cao thì từ chiếc máy đối không, một tràng tiếng Anh vang lên. Lái chính của chiếc ATR72 hỏi về điều kiện khí tượng của sân bay. Kiểm soát viên không lưu Nguyễn Văn Chi nhắc micro trả lời cho các phi công biết hôm nay điều kiện khí tượng của sân bay Tuy Hòa rất tốt: trời nắng, gió nhẹ. Sau khi bỏ micro, Chi bảo: Bây giờ thì máy bay bay đã xuống đến độ cao 8000 bộ (bằng 2450 mét), cách Tuy Hòa khoảng 24 dặm (khoảng 50km) thuộc quyền kiểm soát của sân bay Tuy Hòa. 15 giờ 10 phút, máy bay liên lạc lần thứ 3. Bốn phút sau Chi nhắc ống nghe thông báo cho tổ bay hướng hạ cánh. Đội trưởng Quốc thông báo trên loa cho xe chữa cháy, cứu thương, an ninh vào vị trí chuẩn bị tiếp nhận máy bay. Anh cầm lấy ống nhòm quan sát về phía biển. Theo tay Quốc chỉ, tôi trông thấy chiếc ATR72 như một chấm nhỏ ở chân trời rồi lớn dần lên và khi nó chạm vào đường băng thì đồng hồ trên tay tôi đã chỉ 15 giờ 20 phút.
Chi liên lạc với tổ bay và ghi vào sổ nhật ký chỉ huy bay. Tôi ngồi nán lại với ca trực hôm ấy để chờ xem máy bay cất cánh. Thời gian như trôi chậm lại trên đài chỉ huy những người làm việc ở đây lại rất khẩn trương. Họ đã chuẩn bị cho một chuyến bay mới. 15 giờ 45 phút, chuyến bay từ Tuy Hòa đi TP Hồ Chí Minh được phép cất cánh. Chiếc máy đối lưu lại vang lên những tràng tiếng Anh. Những động tác của kiểm soát viên không lưu lại lập lại. Thế nhưng cho đến khi máy bay đã khuất hẳn sau đường chân trời gần 10 phút mà nét mặt của Chi vẫn rất căng thẳng. Chi cho biết anh phải điều hành chuyến bay cho đến mực bay hiệp đồng thì chuyển giao cho trung tâm kiểm soát đường dài TP Hồ Chí Minh. Sau đó phải tiếp tục canh nghe, xác nhận máy bay liên lạc tốt với TP Hồ Chí Minh cho đến khi nó hạ cánh an toàn ở sân bay Tân Sơn Nhất thì mới xong việc.
CÔNG VIỆC THẦM LẶNG
Đôïi điều hành bay của sân bay Tuy Hòa thuộc Trung tâm quản lý bay miền Trung có 5 người, tất cả đều là nam. Họ đến từ những miền đất khác nhau của đất nước nhưng đã gắn bó với Phú Yên, với sân bay Tuy Hòa từ hơn hai năm nay. Vũ Văn Mạnh, quê ở
Nhiệm vụ của những người kiểm soát không lưu gói gọn trong 6 chữ: an toàn, điều hòa và hiệu quả. Những kiểm soát viên không lưu là người chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi lưu thông cho toàn bộ các chuyến bay bao gồm những máy bay đang bay, các máy bay và cả những phương tiện khác đang hoạt động trên sân bày trong phạm vi không lưu do mình quản lý. Hiện nay lưu lượng máy bay ngày một lớn nên người kiểm soát không lưu phải điều hành các chuyến bay hợp lý để tạo ra hiệu quả cao nhất. Đối với các sân bay chỉ phục vụ cho mục đích dân sự, công việc đã không đơn giản thì với những sân bay sử dụng cho cả quân sự lẫn dân sự, công việc của kiểm soát viên lại càng phức tạp hơn. Họ phải điều phối làm sao cho các loại máy bay có thể cất cánh theo thứ tự và không được đụng nhau dẫn đến tai nạn thảm khốc.
Các kiểm soát viên không lưu đang hướng dẫn cho máy bay hạ cánh tại sân bay Tuy Hòa - Ảnh: Hoài Trung
Do vậy cả ba kiểm soát viên không lưu mà tôi đã gặp ở sân bay Tuy Hòa đều bảo rằng công việc của họ là hết sức căng thẳng. Mỗi người ngoài trình độ chuyên môn, cần phải có thần kinh thép và quan trọng hơn là tính cẩn trọng, quyết đoán để mỗi khi ra huấn lệnh phải gãy gọn tạo niềm tin cho người lái. Tất cả các kiểm soát viên không lưu của sân bay Tuy Hòa gồm Nguyễn Minh Quốc, Nguyễn Thanh Hưng, Nguyễn Văn Chi đều được đào tạo tại Trường Hàng không Việt Nam trong 18 tháng, sau đó được đưa về các sân bay lớn thực tập khoảng 1 năm, nếu đạt mới được cấp giấy phép hành nghề (thường gọi là chứng chỉ năng định). Chứng chỉ này được kiểm tra và cấp lại hàng năm, do vậy các kiểm soát viên không lưu phải thường xuyên học tập trau dồi trình độ nghiệp vụ nếu không sẽ bị đào thải.
Trong số các kiểm soát viên không lưu của sân bay Tuy Hòa, Nguyễn Văn Chi là người trẻ nhất và chỉ mới vào nghề được hai năm nhưng nhìn cách giải quyết công việc của anh người ta thấy toát lên sự tự tin. Khi mới ra trường về thực tập tại sân bay Đà Nẵng, người kiểm soát viên không lưu này không khỏi hồi hộp, bỡ ngỡ. Tiếng Anh, Chi nói lưu loát là thế mà lúc ấy như người bị đứt hơi. Nhưng cảm giác ấy rồi cũng qua mau. Bây giờ Chi cùng các bạn đồng nghiệp khác trong đội đã trưởng thành rất nhiều.
THAY CHO LỜI KẾT
Các chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt
HOÀI TRUNG