Thế hệ sinh sau 1975 chúng tôi khâm phục ý chí anh dũng, sự hy sinh kiên cường của Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi qua truyện ký “Sống như Anh” của nhà văn Trần Đình Vân. Và trong những ngày tháng Tám lịch sử năm nay, tôi may mắn được về thăm quê anh Trỗi ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng
Thế hệ trẻ thăm Nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi - Ảnh: NGUYỄN VĂN |
Theo tiểu sử được khắc trang trọng tại nhà trưng bày lưu niệm ở xã Điện Thắng, Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1/2/1940 ở làng Thanh Quít, xã Điện Thắng. Mẹ chết sau một cuộc càn của giặc Pháp. Khi anh lên 3 tuổi thì cha bị Tây bắt, nên anh sống nhờ vào bác và anh chị. Đến năm 15 tuổi, Nguyễn Văn Trỗi ra Đà Nẵng ở nhà người anh, tìm việc làm nuôi thân. Nhưng anh Trỗi sợ anh chị gánh thêm việc nuôi mình sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nên năm 1962, anh trốn anh chị vào Sài Gòn ở với người anh họ Nguyễn Hữu Kiếm tại Vườn Xoài để tìm kế sinh nhai. Lúc đầu, anh đạp xích lô, sau đó theo học nghề điện. Năm 1963, trong phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Sài Gòn chống bọn xâm lược, anh được Đảng giác ngộ và được kết nạp vào Đoàn Thanh niên, trở thành một chiến sĩ giải phóng trong đơn vị biệt động bí mật của Sài Gòn. Đầu tháng 5/1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý để giết Mc Namara, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, sang Sài Gòn. Lúc đó, anh Nguyễn Văn Trỗi vừa mới cưới vợ (21/4/1964). Tổ chức biết việc xây dựng gia đình của anh, muốn anh có một thời gian hưởng hạnh phúc những ngày mới cưới. Nhưng với quyết tâm diệt thù, anh xin nhận bằng được nhiệm vụ. Được tổ chức đồng ý, anh đã lao vào chuẩn bị thực hiện kế hoạch đặt mìn giết Mc Namara. Nhưng ngày 9/5/1964 anh bị bắt. Chúng đánh anh tàn nhẫn, dùng mọi cực hình tra tấn dã man, tàn bạo nhất để hòng tìm ra manh mối cơ sở ta, nhưng anh không khai. Anh tự nhận chính mình đã tổ chức giết Mc Namara chứ không còn ai khác! Ngày 15/10/1964, chúng đem anh ra pháp trường xử bắn...
May mắn là trong chuyến về thăm quê hương anh Trỗi lần này, tôi được gặp những người trong dòng họ của anh Trỗi. Đó là, ông Nguyễn Văn Nho, cháu gọi anh Trỗi bằng chú họ. Ông Nho đã giới thiệu với chúng tôi những tấm ảnh đám cưới của anh Trỗi và chị Phan Thị Quyên. Đó là những kỷ vật quý báu của anh Trỗi mà gia đình còn lưu giữ được. Ông Nho còn cho biết, vào những dịp kỷ niệm lớn như ngày Quốc khánh 2/9, ngày thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 15/10…, thường có rất đông du khách nước ngoài và các bạn trẻ trong mọi miền Tổ quốc về đây dâng hương, tham quan và tổ chức sinh hoạt truyền thống…
Là thành viên của Đoàn khối cơ quan Dân Chính Đảng Phú Yên viếng thăm khu nhà lưu niệm của người anh hùng bất tử sáng hôm ấy, bạn Hoàng Tùng Châu (Đoàn cơ sở Bưu điện tỉnh Phú Yên), thổ lộ: “Đây là lần đầu tiên tôi được về thăm và thắp nén hương tri ân đối với Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi-một tấm gương sáng mà tôi luôn phấn đấu học tập, noi theo. Dù bị địch bắt và tra tấn dã man, nhưng anh luôn luôn có thái độ bình tĩnh, vững vàng và cũng rất thông minh trong mọi trường hợp phải đối phó với những thủ đoạn tàn ác cũng như lừa bịp mua chuộc của kẻ thù. Ngay cả những lúc bị tra tấn tàn bạo, ngay cả những lúc chân anh bị thương tật không đứng vững nữa, con người đó, trước mắt kẻ địch, lúc nào cũng giữ được một tư thế rất đàng hoàng. Chính hình tượng hiên ngang của anh Nguyễn Văn Trỗi trước lúc hy sinh luôn là thần tượng đối với tôi và các thế hệ đi sau”.
Tại khu nhà lưu niệm, sau khi dâng hương, anh Lê Chí Hòa, Bí thư Đoàn khối cơ quan Dân chính Đảng Phú Yên, bộc bạch: “Là một biểu tượng bất tử, anh Trỗi đã cống hiến cả tuổi thanh xuân sáng rực, đầy hoài bão và khí phách cho cách mạng. Noi gương anh, tuổi trẻ chúng tôi hôm nay nguyện thắp sáng ngọn lửa anh hùng, xứng đáng với truyền thống yêu nước vẻ vang của dân tộc, ra sức học tập rèn luyện, cống hiến tài năng, sức trẻ để xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp”.
Rời quê hương anh Trỗi giữa trưa hè nắng nóng của mảnh đất Quảng
9 PHÚT LỊCH SỬ CỦA NGƯỜI ANH HÙNG
Lúc 9 giờ 59 phút ngày 15/10/1964, khi ra pháp trường, anh Trỗi rất bình thản, đàng hoàng. Anh hùng hồn vạch trần tội ác xâm lược của giặc Mỹ trước các nhà báo. Trước lúc xử tử, bọn chúng định bịt mắt anh, nhưng anh giật chiếc băng đen ra, nói: “Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi”. Trước khi chết anh còn hô: “Đả đảo bọn xâm lược Mỹ và tay sai! Việt 9 phút chiến đấu và hy sinh anh dũng của anh tại pháp trường đã trở thành biểu tượng của thế hệ thanh niên Việt Nam thời kỳ chống Mỹ. Chính Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta đã ghi trên tấm ảnh của anh Trỗi: “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”.
Những ngày anh Trỗi bị giam cầm, đánh đập, địch đem chị Phan Thị Quyên, vợ anh lại gặp anh, nhưng anh khẳng khái nói: “Còn thằng Mỹ, thì không ai có hạnh phúc cả”. Bọn tay sai lấy cuộc sống xa hoa, sung sướng ra để mua chuộc, anh khinh bỉ mắng: “Sống như các người, tôi không sống nổi. Sống như thế, thà chết còn hơn”. Chúng hỏi: Thế anh muốn gì? Anh trả lời: Tao muốn giết hết bọn Mỹ, tao muốn miền
Anh Trỗi hiên ngang trước khi bị địch xử tử Ảnh: TƯ LIỆU
VĂN TÀI