Đã ngoài 80 tuổi nhưng mỗi khi gợi nhắc đến quãng thời gian sống chiến đấu trên đất bạn Lào, ông Đặng Khế như sống lại thời trai trẻ xung phong đi bất cứ nơi đâu. Cùng với những kỷ niệm đầy ắp nghĩa tình với nhân dân Lào là những xúc cảm về những đồng đội đã hy sinh. Ông đã có thời gian làm nhiệm vụ chính trị giúp nước bạn trong thời gian chuẩn bị bắt đầu thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cho tới khi Cách mạng Lào thắng lợi giành chính quyền về tay nhân dân. Trong một ngôi nhà nằm giữa không gian thoáng đãng ở làng hoa phường 9 (TP Tuy Hòa), ông Đặng Khế hồi tưởng về năm tháng hào hùng đó.
Ông Đặng Khế, Cựu quân tình nguyện Việt
TRỌN TÌNH, TRỌN NGHĨA, TRỌN ĐỜI VỚI NHÂN DÂN LÀO ANH EM
Đó là khẩu hiệu của Ban công tác miền Tây (thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Sau khi được Ban công tác miền Tây, Quân khu V tập huấn công tác chính trị và học tiếng Lào khoảng hai tuần, Trung đội Chính trị vũ trang tuyên truyền vượt rừng sang biên giới nước bạn. Ông Đặng Khế, hồi tưởng lại những năm đầu tiên làm nhiệm vụ quốc tế trên vùng đất biên giới Lào: Thời gian đầu cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu với nhân dân các bộ tộc thiểu số vùng biên giới Lào vô cùng gian khổ, đủ các bộ tộc thiểu số, mỗi tộc người một thứ tiếng. Bộ đội ta phải lân la học tiếng từng bộ tộc một, học những tập tục của họ, năn nỉ để được giúp họ làm công việc từ trong nhà, ra ngoài rẫy. Nhiều vùng, bộ đội Việt
Kể đến đây, ông Đặng Khế lấy tay chậm nước mắt. Ông xúc động khi nhớ tới đồng chí Nguyễn Ấu, một đồng đội cùng quê Phú Yên trong đợt đầu tiên tình nguyện sang giúp Lào. Một lần ông Ấu đang đi làm nhiệm vụ thì bị địch phục kích, chúng bắn chết rồi cắt đầu để đem thị uy dân chúng. Ông Khế lặng người như nén nỗi đau thương. Ông nhắc lại câu khẩu hiệu của bộ đội tình nguyện Việt
TÔI LÀ THÍT PHĂN!
Ông Đặng Khế cười rất sảng khoái khi nghe tôi hỏi về tên tiếng Lào của mình. Ông bảo: “Bộ đội ta có cách đặt tên rất hay, vừa có tên Lào vừa làm được nhiệm vụ tuyên truyền được lòng dân. Các bộ tộc Lào có phong tục hễ ai khác làng mà có tên trùng nhau là tuỳ theo tuổi tác mà kết làm bạn thân, anh em hoặc con nuôi. Thế là mỗi người đều chọn cho mình một cái tên bằng tiếng Lào. Như đồng chí Phạm Minh Thu lấy tên là Pla để làm em nuôi già làng Liêng, anh Trần Xuân lấy tên Clôm để làm con nuôi ông Cla già làng bản Vông La Khòn… còn tôi được bà con đặt cho một cái tên vừa thân thiện vừa kính trọng: Thít Phăn (đại ý là người thầy gần gũi với nhân dân). Chính vì thế, mối quan hệ quân tình nguyện và nhân dân địa phương càng trở nên thân thiết, cùng một chí hướng cùng một tấm lòng”.
Năm 1954, khi mạng lưới “tổ trung kiên” đã rải đều khắp 5 tỉnh vùng Hạ Lào gồm At – Tô - Pư, Sa – Ra - Văn, tỉnh miền Đông, Si – Phanh - Don, Chăm – Pắêc – Sắc, những cán bộ chính trị của Việt Nam, trong đó có Thít Phăn, giúp cách mạng nước bạn chuẩn bị thành lập Đảng nhân dân Cách mạng Lào ngày 25/3/1955. Từ đây, cách mạng Lào và nhiệm vụ của những tình nguyện quân như Thít Phăn chuyển sang trang mới, đó là đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị tiến tới giành thắng lợi trọn vẹn.
Năm 1956 sau khi Lào có Chính phủ Liên hiệp hoà hợp (giữa Hoàng gia Lào mà đứng đầu là Hoàng thân Xu pha nu vông và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào), tất cả tình nguyện quân Việt
Giờ không còn nhiều sức khoẻ nhưng mỗi khi nhắc đến quãng thời gian sống chiến đấu, cùng vai, sát cánh với các bạn Lào, trong lòng người lính già Đặng Khế lại dâng lên niềm cảm xúc và hừng hực khí thế thời trai trẻ- thời đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì Đảng và đất nước yêu cầu.
TRẦN QUỚI