![]() |
Mẹ Nhuộm
|
Một ngày đầu năm 2008, tôi hăm hở về xã Hòa Phong, với ý niệm từ lâu là để thăm một số gia đình Bà mẹ Việt Nam anh hùng mà tôi đã từng nghe kể chuyện. Con đường tỉnh lộ ĐT 645 từ Phú Lâm đi Sơn Thành được nâng cấp và rải nhựa bóng loáng, chạy song song với kênh mương thủy lợi đầy ắp nước dẫn từ đập Đồng Cam về đây tưới ruộng. Cánh đồng lúa Đông Xuân bát ngát chạy dọc theo hai bên đường đang thì con gái, hứa hẹn một vụ mùa bội thu, một cuộc sống no đủ.
Cùng với sự thay da đổi thịt của đất nước sau chiến tranh, xã Hòa Phong – vùng đất rực lửa và xơ xác trong kháng chiến cũng đã đổi thay và phát triển rất nhanh chóng. Các cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm đều được hoàn thiện để phục vụ nhân dân. Tôi thầm nghĩ, nếu các Bà mẹ Việt
Tôi được các đồng chí lãnh đạo địa phương giới thiệu đến thăm gia đình Bà mẹ Việt
- Tôi là Đặng Đình Thông – Bà con làng này thường gọi là Tám Thông, vì tôi là đứa con thứ tám trong gia đình. Năm nay tôi đã hơn 59 tuổi, cái tuổi chưa phải là già lắm, nhưng sức khỏe lại yếu nhiều, vì những năm dài bị địch giam cầm ngoài đảo Phú Quốc. Về hưu non, chẳng biết làm gì để nuôi một đàn con nên tôi nghĩ ra cách làm vườn bằng nghề trồng mướp hương. Mướp ra quả quanh năm. Chính vụ thì sai quả hơn trái vụ. Vụ thu hoạch vừa rồi cũng kha khá. Đủ sống anh ạ!
Tôi hỏi anh Tám Thông về cuộc đời của mẹ Trần Thị Nhuộm và các liệt sĩ trong gia đình đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Anh Tám Thông ngồi im lặng hồi lâu, như để hồi tưởng lại quá khứ. Tự nhiên khoé mắt anh đỏ hoe, với giọng trầm trầm anh tâm sự:
Mẹ tôi sinh năm 1913 ở thôn Mỹ Thành Tây, xã Hòa Phong. Mẹ qua đời cách đây đã ba năm. Sinh thời mẹ tôi là người con gái hiền hậu, đảm đang, đẹp người, đẹp nết, hay lam hay làm, có hiếu với cha mẹ, có tình nghĩa với bà con hàng xóm nên được mọi người quý mến. Đến tuổi trưởng thành, theo sự thỏa thuận của cha mẹ hai bên gia đình, mẹ tôi kết hôn với cha tôi là ông Đặng Cát, sinh năm 1913 ở thôn Mỹ Thành Trung. Thôn Mỹ Thành Tây và thôn Mỹ Thành Trung ở liền kề nhau, từ thuở còn nhỏ, hằng ngày hai người thường gặp nhau khi chăn bò, cắt cỏ ngoài soi, khi gặt lúa trên đồng ruộng, và họ chơi thân với nhau, trong những đêm trăng sáng, trai gái trong làng rủ nhau đi xem hát tuồng. Vậy nên khi cha mẹ hai bên đồng tình, họ cũng đồng ý ngay.
Cha mẹ tôi sinh rất đông anh chị em. Ngày 20/7/1954 hiệp định Giơnevơ có hiệu lực, cha tôi là đảng viên được tổ chức phân công ở lại xây dựng cơ sở cách mạng. Năm 1959, cha tôi bị địch bắt. Chúng nó giam ông ở trại giam Thạch Thành, sau lại chuyển về nhà lao Ngọc Lãng (thị xã Tuy Hòa). Lúc đó luật 10/59 của Ngô Đình Diệm vừa ra đời: “Đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, nên chúng nó tra tấn cha tôi rất dã man. Ở nhà mẹ tôi cũng bị địch quản thúc. Cứ vài ba bữa chúng nó lại gọi mẹ tôi lên trụ sở xã để hoạch họe, tra khảo đủ điều. Có lần chúng nó nhốt bà lại ở trụ sở xã và bỏ đói vài ba ngày. Gia đình các đồng chí đảng viên cộng sản cũng như gia đình tôi trước cửa nhà bọn chúng nó căng biển: “Gia đình cộng sản”, để cách ly gia đình họ với mọi người. Đám con chúng tôi cũng bị chúng nó quản thúc, theo dõi rất sít sao. Đi lại làm ăn đều bị chúng nó tra hỏi đủ điều.
Trong lúc cha tôi còn đang bị tù đày thì đầu năm 1962 người anh thứ năm Đặng Hổ xung phong đi thoát ly ở tuổi tròn 21. Anh được bổ sung về đơn vị 83 của Tỉnh đội Phú Yên. Chưa tròn một năm làm lính, nhưng anh đã chiến đấu nhiều trận, trận nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cấp trên giao phó, được đề bạt chức vụ trung đội trưởng.
Ở nhà, mẹ tôi bị thằng xã trưởng Trương Văn Quy bắt giam ở trại giam Thạch Thành. Nó nói: “Cha chưa ra tù mà con đã thoát ly đi làm cách mạng. Đúng là bọn cộng sản có nòi. Phải giam bà Nhuộm cho chết rục xương trong nhà lao cũng được”.
Trong một trận đánh bọn địch thuộc sư đoàn 23 ngụy hành quân càn quét vào xã Hòa Xuân, anh Đặng Hổ đã anh dũng hy sinh ngày 27/6/1962. Nhận được tin anh Hổ hy sinh, mẹ tôi đang ở trong tù chết đi, sống lại nhiều lần. Nhưng được các bạn tù là bà Lê Thị Ủi và bà Sáu Mẫu chăm sóc, giúp đỡ nên sức khỏe của mẹ tôi dần dần hồi phục. Sau đó chúng nó thả mẹ tôi về nhà, nhưng vẫn bị quản thúc rất chặt chẽ.
Cuối năm 1962, đầu năm 1963 cha tôi ra tù. Ông được tổ chức giao nhiệm vụ làm xã đội trưởng. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương, ông ra sức xây dựng lực lượng dân quân du kích xã Hòa Phong lớn mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu chiến đấu bảo vệ xóm làng.
Cuối năm 1963, ông lại được tổ chức giao nhiệm vụ mới là làm an ninh xã. Lúc này xã Hòa Phong chưa được giải phóng nên bọn địch vẫn tác yêu, tác quái. Công tác an ninh rất khó khăn, phức tạp, nhưng với tinh thần của người đảng viên đảng cộng sản, ông sẵn sàng xông vào những nơi nguy hiểm nhất để hoàn thành nhiệm vụ.
Ngày 5/11/1964. Cha tôi từ khu căn cứ ở xã Hòa Mỹ trên đường về xã Hòa Phong để làm nhiệm vụ bị địch phục kích bắn chết tại xóm Đồng Thuyền, thôn Mỹ Thành Đông, xã Hòa Phong. Một lần nữa mẹ tôi lại khóc cạn khô nước mắt. Anh chị em chúng tôi cũng cảm thấy rất đau buồn, vì trong vòng hai năm (1962 - 1964) cả gia đình gánh chịu hai cái tang lớn. Tưởng chừng mẹ tôi không gượng dậy nổi, nhưng nhờ sự động viên, giúp đỡ, chăm sóc tận tình của bà con cô bác trong làng xóm, nên mẹ tôi đã vượt qua được nỗi đau vô hạn, sức khỏe hồi phục dần dần trở lại.
Anh Tám Thông dừng nói, châm nước trà mời tôi uống. Tôi hiểu, nhắc lại những mẩu chuyện tang tóc đã qua làm anh bồi hồi nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ người anh đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt trên vùng đất quê hương này. Nhưng tôi cũng nhận ra được qua lời nói và ánh mắt trên khuôn mặt đầy quả cảm của anh về sự tự hào, lòng kính trọng với truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất của quê hương, của gia đình. Anh châm lửa hút gần hết điếu thuốc lá, phả khói trắng xóa một góc nhà, rồi mới từ từ nói tiếp:
- Anh Đặng Kín, sinh năm 1942. Năm 1963 anh được tổ chức phân công làm thôn đội trưởng. Đầu năm 1964 anh lại được tổ chức giao nhiệm vụ làm Phó ban an ninh xã Hòa Phong. Anh thường vắng nhà, để thoát ly lên khu căn cứ hoạt động. Mẹ tôi lại bị tên xã trưởng mới tên là Trương Mai bắt đi giam cầm ở trại giam Thạch Thành, vì cái tội dám cho con đi hoạt động cách mạng. Bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in lời nói rất mộc mạc, nhưng đầy quyết tâm của mẹ tôi rằng: “Các con hãy tiếp tục đi chiến đấu. Mẹ sẵn sàng chịu đựng tù đày, tra tấn. Chúng nó nhất định sẽ thua mình!”. Bây giờ ngồi ngẫm lại lời nói của mẹ tôi thật chí lý. Và đúng như vậy, cứ một người con trong gia đình tôi thoát ly ra vùng căn cứ làm cách mạng là bọn địch bắt giam mẹ tôi để trả thù. Bà đã chịu đựng bao nhiêu đòn roi tra tấn dã man của kẻ địch trong trại giam. Mỗi lần địch cho về nhà, thân xác của mẹ tôi gầy nhom như con mắm, nhưng tinh thần và ý chí của mẹ tôi không bao giờ chùn bước. Chúng tôi bảo với nhau, phải noi theo tấm gương của mẹ mà sống và chiến đấu.
Ngày 15/3/1967. Trên đường đi công tác, anh Đặng Kín gặp quân Đại Hàn đi càn quét bắn chết ở thôn Lạc Mỹ xã Hòa Phong.
Mẹ tôi lại một lần nữa khóc cạn nước mắt và ngất xỉu nhiều lần. Mái tóc của mẹ đã bạc, bây giờ càng bạc phơ. Thân hình của mẹ đã gầy yếu, bây giờ lại càng gầy yếu như cành liễu trước gió. Nhưng tấm lòng của mẹ hướng về cách mạng không một mảy may lay chuyển. Nhìn trong đôi mắt của mẹ tôi có cảm giác như đanh thép hơn, rực lửa hơn. Ngày nào mẹ cũng động viên con cháu trong gia đình, trong làng xóm hãy hăng hái xung phong đi làm cách mạng.
Ngày 17/12/1994, mẹ tôi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt
Anh Tám Thông dừng kể câu chuyện về mẹ mình. Ánh nắng buổi sớm xuyên qua cửa sổ, rọi vào từng góc nhà làm cho căn phòng chúng tôi đang ngồi trở nên ấm cúng. Ngoài vườn từng đàn chim vành khuyên, sáo sậu, chào mào… bay lượn trên dàn hoa mướp. Phong cảnh một làng quê vào những ngày đầu năm thật nên thơ. Anh Tám Thông nâng niu đưa tấm hình chân dung của mẹ Trần Thị Nhuộm được lồng trong khung kính cho tôi xem. Tôi thầm nói trong lòng mình: “Mẹ ơi! Mẹ thứ lỗi cho con! Con về đây thăm mẹ thì mẹ đã đi xa rồi… Người mẹ này đây đã từng làm cho kẻ thù khiếp sợ… Người mẹ này đây là một trong những hình ảnh tiêu biểu của phong trào toàn dân đánh giặc xã Hòa Phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”. Tôi trân trọng ngắm nhìn tấm hình của mẹ mãi không muốn rời và cảm nhận như mẹ cũng đang trìu mến nhìn tôi.
Như đoán biết được ý nghĩ của tôi, Anh Tám Thông tâm sự:
Sau khi cha tôi và hai người anh hy sinh đầu năm 1968, tôi tham gia dân quân du kích xã. Ngày 3/4/1968 tôi đi công tác bị địch bắt tại thôn Phước Thịnh, xã Hòa Bình. Bọn địch định đem tôi giam ở nhà lao Khu Chiến. Tháng 12/1968, chúng nó lại đày tôi lên giam ở nhà lao PleiKu. Tháng 11/1970, chúng nó lại đày tôi ra giam ở nhà lao Phú Quốc. Do được học tập, rèn luyện và thử thách trong nhà tù, tôi được chi bộ nhà tù kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt
Qua lời tâm sự của anh Tám Thông và những người thân trong gia đình, tôi hiểu được rằng: Tất cả con cháu nội ngoại của dòng họ Đặng và dòng họ Trần đều rất tự hào về truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất của ông, cha mình; của Bà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Nhuộm. Họ đã và đang phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang ấy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay trên quê hương xã Hòa Phong anh hùng.
(Viết tại Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên tháng 1/2008)