Hy thiêm

Hy thiêm

Hy thiêm là tên rất xưa của cây thuốc, nghĩa gốc là cây cỏ đắng có mùi như mùi heo, do dịch nghĩa hai chữ “trư cao” trong tên gốc mà hy thiêm còn có tên là cây cứt lợn (trùng với tên một loại cây khác thuộc họ cúc).

Hy thiêm là tên rất xưa của cây thuốc, nghĩa gốc là cây cỏ đắng có mùi như mùi heo, do dịch nghĩa hai chữ “trư cao” trong tên gốc mà hy thiêm còn có tên là cây cứt lợn (trùng với tên một loại cây khác thuộc họ cúc)

070131-Hy-thiem.jpgTrong dân gian, hy thiêm còn được gọi là cỏ đĩ, cỏ rít, chó đẻ (không phải cây chó đẻ răng cưa) nụ áo rìa, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái.

Gọi là cỏ đĩ vì bông (hoa) giống như bông tai phụ nữ hay đeo làm đồ trang sức. Bông có chất dính, thường bám vào quần người ta nếu vô ý quệt vào.

Gọi là cỏ rít vì cả cây đều rít như mật, rất khó cầm.

Công dụng:

Hy thiêm vị đắng tính mát, bổ huyết, hoạt  huyết, trừ thấp. Thường được dùng làm thuốc trừ phong thấp, tê bại nửa người, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, lở ngứa mụn nhọt.

Cách dùng:

 Ngày dùng 12-16g sắc hoặc tán bột, ngâm rượu uống.

Cách chế biến:

Để chế biến dùng lâu ngày thì chọn cả cây trừ rễ, thu hái khi hoa sắp nở, chặt ngắn 2-3cm phơi khô. Cứ 1kg dược liệu tẩm với 100g rượu và 50g mật, hông chín phơi khô rồi lại tẩm, làm được 9 lần như thế thì tuyệt hảo (tỉ lệ chất đem tẩm bằng 20% trọng lượng dược liệu, mật thì hoà với nước cho vừa  loãng). Nếu không có điều kiện, chỉ cần làm 2-3 lần cũng tốt.

Lương y VƯƠNG THỪA ÂN

Từ khóa:

Ý kiến của bạn