Theo Đông y, thịt cóc vị mặn ngọt, tính mát; chữa trẻ em cam còm, bụng ỏng, nổi gân xanh, da vàng và các dạng suy dinh dưỡng. Bởi vậy, nhiều gia đình có con mắc phải các chứng trên thường nghĩ ngay đến phương thuốc dân gian này. Tuy nhiên, khi chế biến và sử dụng thịt cóc, phải hết sức thận trọng.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Cúc, người chuyên làm thịt cóc để chế biến thành thực phẩm cho trẻ, đang gói sẵn thịt cóc tươi để giao cho khách – Ảnh: T.THỦY
|
Chị Lê Thị Thu Hiền (phường 1, TP Tuy Hoà) có hai con nhỏ thuộc diện khó ăn, chậm lớn. Bố chị là người trong ngành y, khuyến khích cho cháu ăn thêm thịt cóc vào các bữa chính. Hôm nào nấu cháo, chị đều cho thêm một muỗng bột xương cóc vào. Chị bảo, bột xương cóc và ruốc cóc là do người anh ở ngoài Bắc gởi cho. Anh chị là bác sĩ và nghề làm thịt cóc của gia đình được truyền từ đời ông nội.
Qua những lời truyền miệng và bằng chứng là một số đứa trẻ từ còi cọc, bệnh đau, trở nên chóng lớn, khoẻ mạnh sau một thời gian được ăn món thịt cóc, nhiều người quan tâm hơn đến “bài thuốc dinh dưỡng” này. Anh Nguyễn Hồng Anh, quê tận Thanh Hoá vào các tỉnh miền Trung bán ruốc cóc, cho biết: “Mỗi ký ruốc (cả xương cóc) giá 600.000 đồng. Có ngày, tôi bán đến 5-7 kg ruốc. Tôi làm thịt cóc tại nhà người đặt mua, trước sự chứng kiến của họ”. Theo dõi kỹ cách làm của những người bán cóc chuyên nghiệp, nhiều người tin tưởng đặt hàng. Ruốc cóc có thể dùng lâu dài, không sợ bị hư. Song cả bột cóc baby và ruốc cóc đều không mấy khoái khẩu đối với trẻ. Chúng thích nhất vẫn là thịt cóc tươi vì có vị ngọt, tạo sự ngon miệng.
Nên chọn những con cóc to mập, nặng 50g trở lên để làm thịt (nhỏ quá thì tanh mà hao thịt), cóc đen hay cóc vàng đều được, chỉ trừ loại cóc mắt đỏ. Để cóc ở chỗ rộng rãi thoáng mát, không chồng đè lên nhau làm cóc dễ chết. Chặt bỏ đầu cóc từ 2 mắt trở lên, cần tránh không chặt vào u nhựa. Chặt bỏ 4 bàn chân rồi rạch một đường thẳng trên lưng bóc da ra 2 bên rồi kéo tuột hẳn ra khỏi mình cóc, lấy hết phủ tạng. Sau đó rửa kỹ 4-5 lần bằng nước sạch, kiểm tra xem có sót trứng hay mật không? Cuối cùng rửa lại bằng nước muối (8g muối trong một lít nước).
(Lương y VƯƠNG THỪA ÂN)
|
Điểm làm thịt cóc 21 Nguyễn Thái Học, TP Tuy Hoà luôn luôn đắt hàng. Bà Nguyễn Thị Cúc 47 tuổi, đã có 22 năm trong nghề, cho biết, nghề này được truyền từ đời ông nội, bố rồi truyền tới đời bà. Không cần quảng cáo, nhưng nhiều người vẫn tìm đến theo giới thiệu của người mua trước. Mỗi ngày bà bán từ 20-40 suất cóc theo đơn đặt hàng từ hôm trước. Khi được hỏi về những nguy hiểm khó tránh khỏi cho trẻ nếu như quá trình làm thịt cóc không đảm bảo, bà Cúc cười: “Tôi không vì tiền mà coi thường mạng sống con người. Trong quá trình làm cóc, khi tìm không có mật hoặc cóc bị dập mật, phải bỏ đi và thay thớt khác. Cóc tôi lấy từ các bạn hàng ở thôn quê, không mua cóc đỏ, lác. Rửa thịt cóc tốt nhất là rửa ở chỗ nước chảy như vòi nước máy”.
Anh Lê Văn Ánh (phường 2- TP Tuy Hoà), đã 4 năm liên tục đặt thịt cóc tại nhà bà Cúc cho đứa con mắc chứng bệnh bại liệt. Anh bảo: “Mua cóc tại đây rất thích, vì thịt được bằm nhỏ và ướp hành, muối. Xương cóc được kèm theo để ninh lấy nước, tăng cường can xi cho bé”. Bà Cúc còn hướng dẫn nhiều người cách nấu những món ngon cho bé từ thịt cóc như nấu cháo cóc với đậu nành, đậu xanh, đậu ngự, hạt sen...Thịt cóc làm xong có thể bằm nhỏ trộn trứng gà rán ăn, nấu cháo hay bọc lá cam (hoặc lá chanh, lá lốt, lá mãng cầu) nướng ăn. Đặc biệt, nếu trị ghẻ lở thì bắt một con cóc dội nước cho sạch, bọc đất sét dày bằng đốt ngón tay, đốt cho đỏ rực, để nguội đập bỏ đất, lấy cóc tồn tính tán nhỏ, trộn mỡ heo mà bôi.
Tuy thịt cóc chữa được nhiều bệnh cho trẻ nhưng những người làm thịt cóc tại gia đình và người bán cóc phải thật cẩn trọng. Gần đây, đã có trường hợp tử vong vì ăn thịt cóc không đảm bảo an toàn khi chế biến. Theo các thầy thuốc Đông y, thịt cóc tuy bổ nhưng trẻ nhỏ bị tiêu chảy sơ phát thì không nên dùng. Nhiều bộ phận ở con cóc có mang độc tố như mủ, mật, trứng… và toàn bộ phủ tạng đều có độc.
Anh bảo: “Mua cóc tại đây rất thích, vì thịt được bằm nhỏ và ướp hành, muối. Xương cóc được kèm theo để ninh lấy nước, tăng cường can xi cho bé”. Bà Cúc còn hướng dẫn nhiều người cách nấu những món ngon cho bé từ thịt cóc như nấu cháo cóc với đậu nành, đậu xanh, đậu ngự, hạt sen...Thịt cóc làm xong có thể bằm nhỏ trộn trứng gà rán ăn, nấu cháo hay bọc lá cam (hoặc lá chanh, lá lốt, lá mãng cầu) nướng ăn. Đặc biệt, nếu trị ghẻ lở thì bắt một con cóc dội nước cho sạch, bọc đất sét dày bằng đốt ngón tay, đốt cho đỏ rực, để nguội đập bỏ đất, lấy cóc tồn tính tán nhỏ, trộn mỡ heo mà bôi.
Tuy thịt cóc chữa được nhiều bệnh cho trẻ nhưng những người làm thịt cóc tại gia đình và người bán cóc phải thật cẩn trọng. Gần đây, đã có trường hợp tử vong vì ăn thịt cóc không đảm bảo an toàn khi chế biến. Theo các thầy thuốc Đông y, thịt cóc tuy bổ nhưng trẻ nhỏ bị tiêu chảy sơ phát thì không nên dùng. Nhiều bộ phận ở con cóc có mang độc tố như mủ, mật, trứng… và toàn bộ phủ tạng đều có độc.
VŨ HOÀNG