Thứ Năm, 21/11/2024 22:26 CH
Hiểu về bệnh lao để phòng ngừa
Thứ Hai, 25/03/2024 11:00 SA

Bnh lao vn là mt trong nhng căn bnh truyn nhim nguy him, ưc tính đã cưp đi sinh mng khong 13.000 ngưi hàng năm, Vit Nam. Ti Phú Yên, chương trình chng lao đt đưc kết qu như thế nào; ngưi dân cn lưu tâm đến nhng vn đ gì? ThS.BS Nguyn Thanh Tú, Trưng trm Chuyên khoa lao Phú Yên, cho biết:

 

ThS.BS Nguyễn Thanh Tú

- Thực hiện kế hoạch phòng chống lao, hằng năm, Trạm Chuyên khoa lao tỉnh Phú Yên phối hợp với trung tâm y tế các địa phương và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức truyền thông, khám sàng lọc phát hiện bệnh lao tại cộng đồng. Hoạt động này được chú trọng tổ chức ở vùng sâu vùng xa, vùng khó tiếp cận với các dịch vụ y tế; khu vực có yếu tố dịch tễ bệnh lao...

 

Những yếu tố đó dễ dẫn đến nguy cơ lây lan bệnh lao trong cộng đồng. Việc khám sàng lọc, chủ động phát hiện sớm bệnh lao tại cộng đồng là một trong những giải pháp nhằm cắt đứt nguồn lây, tiến tới thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035.

 

Những năm qua, thông qua hoạt động khám sàng lọc, chúng tôi đã phát hiện rất nhiều trường hợp mắc bệnh lao và đưa vào điều trị. Năm 2023, có 587 trường hợp mắc bệnh lao mới đã được phát hiện và điều trị.

 

* Tình hình lao kháng thuốc trên địa bàn tỉnh như thế nào, thưa bác sĩ?

 

- Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 1.000 trường hợp bệnh lao đang được quản lý, điều trị, trong đó có khoảng 20 trường hợp lao kháng thuốc (tình trạng người bệnh mang vi khuẩn lao nhưng vi khuẩn đó kháng hầu hết các loại kháng sinh điều trị lao thông thường - PV). Đây là tỉ lệ chấp nhận được.

 

Trong phòng chống lao, lao kháng thuốc là vấn đề hết sức nghiêm trọng và phải chú ý, không để từ lao không kháng thuốc chuyển sang lao kháng thuốc và không để xảy ra lây nhiễm bởi lao kháng thuốc. Đó là một mục tiêu được đặt ra nhằm hạn chế tính nguy hiểm và trầm trọng của bệnh lao nói chung.

 

Điều trị bệnh lao kháng thuốc hết sức vất vả, thời gian kéo dài từ 18-20 tháng. Bệnh nhân dùng tương đối nhiều loại thuốc, một số loại thuốc phải nhập từ nước ngoài. Và trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân lao kháng thuốc phải có sự kiểm tra, giám sát hết sức chặt chẽ của nhân viên y tế nhằm đạt được hiệu quả điều trị.

 

Trong tất cả các thể lao, lao kháng thuốc là nặng nề nhất, cần phải quan tâm và tập trung điều trị triệt để nhất.

 

* Trong việc điều trị bệnh lao, yếu tố tiên quyết là sự tuân thủ của bệnh nhân. Bác sĩ có nhận xét gì về ý thức và sự tuân thủ của người bệnh?

 

- Vấn đề tuân thủ điều trị đã được nâng lên một bước nên hiệu quả đạt được tương đối cao. Tại Phú Yên, hằng năm, tỉ lệ bệnh nhân hoàn thành điều trị và được điều trị khỏi bệnh lao trên 90%. Đây là kết quả hết sức ấn tượng. Trong nước, tỉ lệ này có thể khác nhau giữa các tỉnh, các vùng miền. Tại Phú Yên, tỉ lệ này cho thấy sự tuân thủ điều trị của người bệnh là rất tốt.

 

Chúng tôi đã đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân biết rằng lao là bệnh chữa khỏi. Nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng nguyên tắc, đúng phác đồ của Bộ Y tế thì tỉ lệ khỏi bệnh rất cao. Thời gian điều trị bệnh lao tương đối dài, trung bình là 6 tháng, nhưng người bệnh cũng đã có ý thức, tuân thủ điều trị.

 

Số người bỏ điều trị vẫn có nhưng rất ít so với trước đây. Gia đình có người mắc bệnh lao cần an ủi, động viên để họ có niềm tin vào việc điều trị và nhắc nhở người bệnh uống thuốc đều đặn hằng ngày; bố trí cho họ ở nơi thông thoáng, có ánh sáng.

 

Điều đó không chỉ tốt cho sức khỏe của bệnh nhân mà còn giúp nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn lao. Ở môi trường bình thường, có ánh sáng, sau khoảng 90 phút, vi khuẩn lao sẽ chết.

 

Một bệnh nhân lao được điều trị tại Khoa Lao, Bệnh viện Đa khoa Phú Yên. Ảnh: YÊN LAN

 

* Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Làm thế nào phòng ngừa căn bệnh này?

 

- Đối với tất cả những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, biện pháp phòng ngừa đầu tiên là đeo khẩu trang. Ở những người mắc bệnh lao phổi, vi khuẩn lao có trong phổi của họ sẽ bị tống ra môi trường bên ngoài thông qua ho, hắt hơi, khạc đờm... Những người đang khỏe mạnh tiếp xúc gần với bệnh nhân lao phổi, vô tình hít vào dẫn đến tình trạng sơ nhiễm lao. Vì vậy, cần phải đeo khẩu trang để hạn chế yếu tố nguy cơ đó.

 

Người bệnh phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình điều trị, đồng thời tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế mỗi khi ho, hắt hơi..., ví dụ như không được ho, hắt hơi vào người đối diện, khi ho lấy cánh tay che đường thở để vi khuẩn lao không khuếch tán rộng rãi trong môi trường xung quanh.

 

Điều quan trọng là phải tuân thủ điều trị. Nếu uống thuốc đúng, uống thuốc đủ, uống thuốc đều đặn thì khoảng 1-2 tháng sau, người bệnh cảm thấy khỏe mạnh, hết ho. Như vậy, họ không tống vi khuẩn ra môi trường bên ngoài; nguồn lây có thể được khống chế.

 

* Khi có những dấu hiệu nào thì nên nghĩ đến bệnh lao và đi khám, thưa bác sĩ?

 

- Nếu có dấu hiệu chán ăn, sút cân, mệt mỏi một cách bất thường; có sốt, ớn lạnh về chiều, đổ mồ hôi vào ban đêm và ho kéo dài hơn 2 tuần thì nên đi khám để tầm soát, kiểm tra xem mình có mắc bệnh lao hay không.

 

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao là hệ thống miễn dịch yếu, như nhiễm HIV/AIDS, mắc một số bệnh mạn tính, cao tuổi...; có tiếp xúc với nguồn lây, như trong gia đình có người mắc bệnh lao; sống, làm việc ở những nơi có tỉ lệ mắc bệnh lao cao... Những người có các yếu tố nguy cơ này, nếu có dấu hiệu, triệu chứng như vừa kể trên thì hãy đến cơ sở y tế để được khám, tầm soát.

 

Khi đã có tổn thương ở phổi thì sẽ xuất hiện triệu chứng ho kéo dài, ho dai dẳng; mỗi lần ho người bệnh khạc đờm; nặng hơn thì trong đờm có máu; nặng hơn nữa thì bệnh nhân ho ra máu. Đó là trường hợp bệnh lao phổi đã diễn tiến nặng nề, cần phải điều trị ngay.

 

*Xin cảm ơn bác sĩ!

 

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây nên. Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis không chỉ tấn công phổi mà còn có thể thông qua đường máu hoặc hạch bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể phổ biến nhất, chiếm 80-85% tổng số ca bệnh và là nguồn lây chính.

 

Bệnh lao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới tử vong.

 

YÊN LAN (thc hin)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek