Thứ Sáu, 20/09/2024 03:41 SA
Ngộ độc thực phẩm, khi nào nên đi khám?
Thứ Năm, 30/11/2023 07:00 SA

Ngộ độc thực phẩm hiếm khi nghiêm trọng và thường trở nên tốt hơn trong vòng 1 tuần trở lại. Tuy nhiên, điều này không đúng với mọi trường hợp. Ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu người bệnh chủ quan.

 

Nguồn: Internet

 

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm điển hình

 

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể từ nhẹ đến nặng và khác nhau tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là: đau dạ dày, co thắt dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt.

 

Sau khi người bệnh tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống bị ô nhiễm, có thể mất vài giờ hoặc vài ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng. Nếu gặp các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc nôn mửa, hãy uống nhiều nước để tránh mất nước.

 

Triệu chứng cụ thể của ngộ độc thực phẩm tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra:

 

Nếu nguyên nhân do vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố từ vi sinh vật (độc tố vi khuẩn tiết ra): Người bệnh thường chỉ biểu hiện bệnh ở đường tiêu hóa (như đau bụng, nôn, tiêu chảy), có thể kèm theo các biểu hiện của mất nước (như khát nước, khô môi), nhiễm trùng (thường là sốt, vã mồ hôi).

 

Nếu nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất, không có chất độc tự nhiên: Bệnh nhân có biểu hiện phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hóa mà cả ở các cơ quan khác, ví dụ như hệ thần kinh (đau đầu, chóng mặt), tim mạch (nhịp tim nhanh, trụy mạch).

 

Nếu nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này vốn đã có độc tố: Bệnh xuất hiện ngay sau khi ăn các loại thực phẩm nhất định mà trong tự nhiên được biết là có thể có chứa độc tố, ví dụ như sắn, măng, cá nóc, cóc...

 

Ngộ độc thực phẩm sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nhân có các dấu hiệu nặng ở đường tiêu hóa hoặc bị mất nước, nhiễm trùng, hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng:

 

Rối loạn thần kinh: Đặc biệt là nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, giọng nói ngọng, tê liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng mặt.

 

Rối loạn tim mạch: Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.

 

Có lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân, tiểu ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như đau ngực, cổ, hàm, họng).

 

Sức đề kháng của cơ thể kém: Nhất là ở các đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi, người cao tuổi, người đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch (thường dùng trong bệnh về khớp, ung thư, dị ứng), người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố.

 

Khi nào cần nhập viện?

 

Nhanh chóng đến bác sĩ để được trợ giúp nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm:

 

Ngộ độc thực phẩm trở nên nghiêm trọng khi có các biểu hiện sau: Nôn ói thường xuyên (có thể dẫn đến mất nước nhanh chóng); phân có máu, sốt cao; xuất hiện dấu hiệu mất nước, bao gồm: ít hoặc không đi tiểu, miệng và cổ họng rất khô hoặc cảm thấy chóng mặt khi đứng lên. Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày.

 

Lưu ý, không tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống nôn, thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc cần làm đó là chủ động bù nước và điện giải cho người bệnh.

 

VÂN MAI

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek