Thứ Sáu, 04/10/2024 20:23 CH
Những sai lầm khi cho trẻ uống thuốc
Thứ Hai, 24/12/2007 15:20 CH

Uống thuốc - một điều tưởng như là việc đơn giản của người lớn thì đối với trẻ nhỏ, đó quả là một vân đề lớn. Nhiều bà mẹ đã không biết làm gì để trẻ chịu uống thuốc lúc ốm. Vì vậy, họ đã nghĩ ra nhiều cách để trẻ uống thuốc. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì trẻ uống thuốc sai phương pháp có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm.

1. Không nên cho trẻ nằm khi uống thuốc

071224-uong-sua.jpgNếu đứng hoặc ngồi để uống thuốc thì chỉ cần 5 giây là viên thuốc có thể trôi vào dạ dày. Tuy nhiên, nếu nằm uống thì chỉ một nửa số thuốc được trôi xuống dạ dày, số thuốc còn lại sẽ bị tan trên đường thực quản. Như vậy, tác dụng của thuốc không phát huy được mà còn kích thích thực quản.  

Ngoài ra, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc nằm uống thuốc rất có thể thuốc sẽ bị trôi vào khí quản làm cho trẻ sặc, có khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, khi cho trẻ sơ sinh uống thuốc, bạn nên đỡ trẻ ngồi dậy thẳng lưng, tránh cho trẻ bị sặc, nghẹn...

2. Không nên bịt mũi trẻ khi cho uống thuốc.

Thông thường, trẻ rất sợ mùi thuốc và sợ uống thuốc. Vì thế, nhiều bà mẹ ép chúng uống bằng cách bịt mũi. Làm như vậy, thuốc rất dễ sộc vào thực quản, thậm chí làm chúng nghẹt thở, thậm chí là nghiêm trọng hơn.

Phần dưới của yết hầu có hai đường thông là khí quản (thông trực tiếp với phổi) và thực quản (thông với dạ dày). Khi uống thuốc, nước hay ăn bất cứ thứ gì mà khoang mũi bị ép thì thuốc hay đồ ăn có thể sộc vào khí quản gây sặc dẫn đến khó thở, tắt tiếng... Nếu lượng thuốc vào khí quản lớn có thể dẫn tới tử vong do thiếu dưỡng khí. Vì vậy, nên áp dụng phương pháp uống thuốc thông thường, hoặc có thể tán thuốc thành bột và cho vào trong cháo để dễ uống hơn và có tác dụng.

3. Không nên uống thuốc viên bằng sữa bò

Nhiều bà mẹ cho rằng vì thuốc đắng nên đứa trẻ không chịu uống. Vì vậy, để dễ uống hơn, các bà mẹ cho con uống thuốc bằng sữa bò, dễ trôi và mất cảm giác đắng.

Tuy nhiên, đây là một cách uống thuốc phản khoa học. Sữa bò là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong sữa bò, hàm lượng canxi và sắt khá cao. Cứ 100ml sữa bò thì có khoảng 1300mg canxi, 0,4mg sắt. Những chất ion này cùng với một số dược liệu có thể sản sinh ra một số chất tổng hợp ổn định hoặc một loại muối khó hoà tan. Như vậy thì thuốc rất khó được hấp thu, làm hạ thấp nồng độ thuốc trong máu, gây ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh của thuốc. Vì thế, khi cho trẻ uống thuốc, tốt nhất cho trẻ uống bằng nước lọc, nếu đang dùng sữa bò thì sau khi uống thuốc khoảng 1,5 giờ mới uống sữa bò.

4. Không nên uống thuốc bằng nước trái cây

Đây là cách uống thuốc hoàn toàn phản khoa học. Nhiều bà mẹ hay có thói quen cho con uống thuốc bằng nước trái cây ép sẵn. Tuy nhiên, đa số các loại nước trái cây đều có chất chua, dễ làm nhiều loại thuốc bị phân giải hoặc tan sớm, làm mất hiệu quả chữa bệnh. Một số loại thuốc còn kích thích niêm mạc dạ dày, nhưng axit trái cây lại tăng sự kích thích dạ dày, thậm chí gây chảy máu niêm mạc dạ dày. Một số loại thuốc do tác dụng của dịch thể axit nên tan rất nhanh làm giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc. Số khác còn có thể phản ứng với dịch thể axit sinh ra nhiều chất có hại. Vì thế, không nên dùng nước trái cây để uống thuốc.

5. Không nên cho trẻ uống nhiều loại thuốc cùng một lúc

Vào mùa lạnh, trẻ rất dễ mắc các chứng bệnh của mùa đông. Vì vậy, có những lúc trẻ phải uống các loại thuốc đặc trị khác nhau. Các bà mẹ chú ý, khi đưa trẻ đi khám bệnh, người lớn phải trao đổi với bác sĩ rõ ràng trẻ đang điều trị bệnh gì, trong bao lâu rồi để bác sĩ chuyên khoa có những lời khuyên hợp lý, tránh tình trạng trẻ phải uống quá nhiều kháng sinh và nhiều loại thuốc với những tác dụng phụ khác nhau, thậm chí là ngộ độc thuốc.

Mỗi loại thuốc có tác dụng dược lý, tính chất lý hoá và tác dụng phụ riêng biệt. Vị trí tác dụng và thời gian duy trì dài hay ngắn của chúng trong cơ thể cũng không giống nhau. Nếu uống nhiều loại thuốc cùng một lúc sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ, phân bổ, chuyển hoá và bài tiết cũng như sự kết hợp của thuốc và chất đạm. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc đến hệ thần kinh.

Vì vậy, nếu bác sĩ vẫn yêu cầu uống nhiều loại thuốc đặc trị một lúc thì các bà mẹ nên chia thời gian và thứ tự hợp lý để uống từng loại thuốc. Mỗi loại nên uống cách nhau khoảng 1 giờ.

Theo VnMedia

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
Mẹo chữa đau đầu khi say rượu
Thứ Sáu, 21/12/2007 11:00 SA
Ăn nhiều vẫn… suy dinh dưỡng!
Thứ Sáu, 21/12/2007 08:40 SA
Món ăn bài thuốc: Gừng cay giải cảm
Thứ Năm, 20/12/2007 15:04 CH
Tự bảo vệ trước dịch sốt xuất huyết
Thứ Năm, 20/12/2007 14:06 CH
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek