Đường 5 lịch sử nay là quốc lộ 29 nối tỉnh Phú Yên với tỉnh Đắk Lắk. Cách đây 48 năm, từ trận đánh then chốt tiêu diệt cứ điểm Cầu Cháy (xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa), mở màn cho chiến dịch, đến chiến thắng Đường 5, làm tan rã quân ngụy trong chiến lược rút quân từ Buôn Ma Thuột về đồng bằng Tuy Hòa, kết thúc chiến dịch giải phóng Phú Yên đúng ngày 1/4/1975.
Sau 48 năm chiến thắng Đường 5, những ngày này dọc tuyến đường đi qua huyện Tây Hòa đã khoác lên mình sức sống mới. Nhiều khu nhà mới mọc lên, đô thị được mở rộng; đường thôn, ngõ xóm được bê tông phẳng lỳ, tạo nên bức tranh sống động về sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Dọc hai bên đường 5 (nay là quốc lộ 29) đoạn qua huyện Tây Hòa, hệ thống giao thông nông thôn ngày càng được nâng cấp, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn |
Một góc đường 5 lịch sử - quốc lộ 29 ngày nay rực rỡ cờ, hoa chào mừng kỷ niệm 48 năm giải phóng tỉnh Phú Yên |
Di tích lịch sử chiến thắng Đường 5, nơi diễn ra trận đánh ác liệt từ ngày 19-25/3/1975 của quân và dân huyện Tuy Hòa chặn địch tháo chạy từ Buôn Ma Thuột về đồng bằng Tuy Hòa theo kế hoạch “Rút lui chiến lược” của Mỹ - Thiệu, góp phần làm nên đại thắng lịch sử mùa xuân năm 1975 của đất nước |
Cầu Tổng là nút chặn địch cuối cùng trên đường 5 ngày ấy, khu vực này nay trở thành trung tâm kinh doanh dịch vụ của huyện Tây Hòa |
Khu trung tâm hành chính huyện Tây Hòa được đầu tư xây dựng khang trang, từng bước tạo mỹ quan mới cho thị trấn Phú Thứ |
Bia chiến công Cầu Cháy - chiến tích mở đầu cho chiến dịch giải phóng Phú Yên năm 1975. Ảnh nhỏ: Cứ điểm Cầu Cháy tại thôn Phú Thuận, xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa |
Các xã dọc đường 5 thuộc huyện Tây Hòa có nhiều sản phẩm OCOP hạng 3 sao. Trong ảnh: Nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển mạnh ở xã Hòa Phong |
ANH NGỌC - NGỌC MINH (thực hiện)