Cứ điểm Đồng Tre nằm ở trung tâm xã Xuân Phước, nối liền với hai huyện Tuy An và Sơn Hòa, có địa hình đồi núi phức tạp nên chính quyền Ngô Đình Diệm chọn nơi đây xây dựng cụm cứ điểm để đào tạo huấn luyện lực lượng biệt kích, chuyên đánh phá vùng căn cứ cách mạng như: An Lĩnh, An Xuân, An Thọ (huyện Tuy An); Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, Tân Lương (huyện Sơn Hòa). Ngày 7/6, chúng bị Đại đội Địa phương và 1 đại đội Tiểu đoàn 13 chặn đánh nên hoảng sợ rút về Tuy Hòa. Từ đó hai xã Xuân Phước, Xuân Quang được hoàn toàn giải phóng.
Năm 1963, chúng dồn dân ở vùng này vào xung quanh cứ điểm để quản lý không cho Nhân dân liên lạc với lực lượng cách mạng. Cứ điểm Đồng Tre được chính quyền Ngô Đình Diệm xây dựng kiên cố vững chắc, công sự bê tông cốt thép, có chiến hào nối liền, rào kẽm gai từ 3-4 lớp, lực lượng bố trí ở đây từ 2-3 đại đội biệt kích, từ 1-2 đại đội bảo an, từ 2-3 đoàn dân vệ. Để quản lý Nhân dân trong khu dồn, biệt kích ở đây được chúng chọn là những tên chống cộng khét tiếng, Nhân dân ở đây rất căm thù. Năm 1966, Mỹ còn tăng cường cho cứ điểm Đồng Tre hai khẩu pháo 175 ly (vua chiến trường) để bắn phá vùng hậu cứ của ta, gây trở ngại cho việc cơ động lực lượng và gây thương vong cho ta.
Do cứ điểm Đồng Tre rất trở ngại cho việc hoạt động của ta, Tỉnh đội quyết tâm phải tập trung lực lượng và hỏa lực của tỉnh, vận dụng chiến thuật bao vây đánh lớn tiêu diệt từng bộ phận; bao vây, buộc địch bứt rút giải phóng hai xã Xuân Phước, Xuân Quang không cho địch tái chiếm, mở rộng vùng căn cứ, nối liền 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Tuy An.
Thực hiện quyết tâm, Tỉnh đội điều Tiểu đoàn 13 đang hoạt động ở Tuy An cơ động lên đánh địch dọc trục đường số 6, từ ấp Rượu lên cầu Lỗ Sấu, tập kích diệt các cứ điểm, đánh cắt giao thông thu hút địch trên trục đường này.
Đêm 5/5, Tiểu đoàn 13 tập kích địch ở Hòn Chùa, Xuân Sơn diệt 20 tên, thu 14 súng các loại, 2 máy BRC25.
Ngày 17/5 chặn đánh đoàn xe 8 chiếc, chở hàng tiếp tế cho La Hai, Tiểu đoàn 13 phục kích đánh diệt 8 xe, diệt 18 tên, số còn lại chạy tán loạn. Trong vòng 1 tuần địch bị đánh hai trận trên trục đường 6 làm cho chúng hoang mang dao động.
Tỉnh đội quyết định điều Tiểu đoàn 13 cơ động lên hoạt động tại 2 xã Xuân Phước, Xuân Quang, tập trung diệt cứ điểm Đồng Tre, Xuân Phước. Tỉnh còn tăng cường cho Tiểu đoàn 13 hai khẩu cối 82 ly, 2 khẩu 12 ly 7 và 1 khẩu ĐKZ 75 ly do đồng chí Trần Văn Mười, Tiểu đoàn trưởng và đồng chí Nguyễn Văn Tưa, Chính trị viên Chỉ huy. Tỉnh đội thành lập một bộ phận chỉ huy tiền phương do đồng chí Nguyễn Trung, Chủ nhiệm Chính trị và đồng chí Võ, Tham mưu phó, một bộ phận 3 cơ quan giúp việc trực tiếp chỉ huy.
Trước khi đưa tiểu đoàn vào áp sát cứ điểm Đồng Tre, Tỉnh đội sử dụng 20 đồng chí của Đại đội Đặc công 202 tập kích đồi Tân Hiệp (trên đồn 1) diệt một bộ phận địch, phá sập 1 lô cốt, bọn địch sống sót chạy về cứ điểm Đồng Tre. Tiểu đoàn 13 hình thành thế bao vây, bố trí hỏa lực tăng cường bắn phá vào trung tâm căn cứ Đồng Tre, làm cho địch hoảng sợ. Các ngày tiếp theo, ta sử dụng hỏa lực bắn vào các mục tiêu lô cốt trại lính, làm cho địch hoảng sợ không ra khỏi lô cốt.
Một góc xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân. Ảnh: CTV |
Để kéo địch ra ngoài công sự tiêu diệt, ta nghi binh rút lui, cho toàn bộ hỏa lực bí mật không bắn vào cứ điểm, bộ binh không hoạt động, đến ngày 1/6 địch cho bộ binh ra càn quét khu vực Phước Hòa, không bị tấn công, địch chủ quan cho rằng ta đã rút quân. Trong khi đó, từ ngày 1-3/6 ta chuẩn bị trận vận động phục kích ở Phước Hòa, ý định của ta để cho địch đi càn quét khi chúng hành quân về gần cứ điểm mới xuất kích làm cho địch bất ngờ.
Đúng như kế hoạch, sáng 5/6, địch hành quân lên Phước Lộc, Phước Nhuận phá phách, bắt gà của Nhân dân đến 15 giờ trong ngày hành quân về căn cứ đến Phước Hoa, bộ phận chặn đầu của Đại đội 1 xuất kích nổ súng, Đại đội 2 vừa khóa đuôi vừa đánh chính diện, chúng chạy ra cánh đồng Phước Hòa, Đại đội 3 do đồng chí Võ Quyết Thập, Tiểu đoàn phó đánh đối diện, bất ngờ xuất kích đánh bên sườn. Bị đánh bất ngờ, địch bỏ súng đầu hàng, ta diệt tại chỗ 40 tên, thu 25 súng các loại, 4 máy BRC25, ta truy kích, ép sát cứ điểm và không cho địch lấy xác.
Tối 5/6, ta tổ chức hỏa lực bắn vào từng mục tiêu làm cho chúng dao động. Sáng 6/6, một chiếc trực thăng đến để lấy thương binh, bị 12 ly 7 của ta bắn cháy nên chúng dao động lại càng dao động.
Đêm 6/6, bọn chúng hoảng sợ bỏ chạy, bỏ lại thương binh tử sĩ, quân trang quân dụng, chạy về La Hai. Ngày 7/6 chúng cho 1 tiểu đoàn Bảo An từ Tuy Hòa ra giải tỏa, bị Đại đội Địa phương và 1 đại đội Tiểu đoàn 13 chặn đánh diệt một số, bắt sống 1 tên, bọn chúng hoảng sợ rút về Tuy Hòa. Từ đó hai xã Xuân Phước, Xuân Quang được hoàn toàn giải phóng, Nhân dân hai xã vô cùng phấn khởi, cùng với bộ đội bố trí phòng chống địch càn quét.
Giải phóng 2 xã Xuân Phước, Xuân Quang là một trận đánh hay, thương vong thấp, hiệu suất chiến đấu cao, vận dụng cách đánh linh hoạt, nghi binh kéo dụ địch ra ngoài công sự để diệt, tổ chức khống chế đường không, cắt đứt tiếp tế đường bộ, đánh quân địch… làm cho lực lượng tại chỗ hoang mang dao động. Đây cũng là trận đánh hay của bộ đội địa phương cấp tỉnh, được Quân khu 5 cho báo cáo tại hội nghị quân chủng quân khu vào cuối năm 1972, được Mặt trận Dân tộc giải phóng tặng Huân chương Chiến công hạng nhì. Sau này Học viện Quân sự Đà Lạt viết chiến lệ trận đánh để toàn quân học tập.
Đây là trận đánh hay của bộ đội địa phương cấp tỉnh, được Quân khu 5 cho báo cáo tại hội nghị quân chủng quân khu vào cuối năm 1972, được Mặt trận Dân tộc giải phóng tặng Huân chương Chiến công hạng nhì. Sau này, Học viện Quân sự Đà Lạt viết chiến lệ trận đánh để toàn quân học tập. |
TRẦN VĂN MƯỜI
Nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 13