Đó là một câu hỏi lớn khi tìm hiểu lịch sử Phú Yên thời mở nước. Tiểu quốc Hoa Anh xưa ở đâu? Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã dày công tìm hiểu và cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp trọn vẹn.
![]() |
Tháp Nhạn - Ảnh: D.T.X |
Các bộ lạc ở quận Nhật
Bộ tộc Dừa (bia ký chữ phạn là Narikela Vams’a) phân bổ từ bắc đèo Cù Mông trở ra. Bộ tộc Cau (bia ký chữ phạn là Kramuka Vams’a) từ Phú Yên trở vào.
Tiểu quốc bộ lạc Cau (Nam Chăm) có tên là Panduranga gồm hai xứ Panran và Kauthara. Chính sử Trung Quốc đã gọi tiểu quốc này vào các niên đạo khác nhau là Làm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành.
Tại Phú Yên, tấm bia ghi bằng chữ Chăm cổ có niên đại khoảng giữ thế kỷ thứ IV được phát hiện tại làng Nhạn Tháp (nay là phường I - Thị xã Tuy Hòa) được nhà khảo cổ học người Pháp L.Finot sắp xếp trong công trình nghiên cứu về hệ thống các bia Chăm xuất bản tại Hà Nội năm 1916 nêu rõ tấm bia này và nó được mang tên “Bia chợ Dinh”).
Đất Phú Yên ngày nay, thời xa xưa nằm trong địa bàn của bộ lạc Cau thuộc tiểu quốc Nam Chăm. Trải qua nhiều biến động lịch sử, năm 1470 vua Chăm-pa Trà Toàn đem quân quấy nhiểu Hóa Châu. Vua Lê Thánh Tôn thân chinh soái lãnh 26 vạn quân đánh giặc, hạ thành Đỗ Bàn (Quy Nhơn) và thừa thắng đuổi giặc đến Vũng Rô - đèo Cả, lấy núi Đá Bia làm ranh giới hai nước Việt năm 1471.
Cũng theo chính sử, sau khi thu phục vùng đất mới năm 1417, Vua Lê Thánh Tôn phong cho tướng Chăm Bô Trì Trì làm Chiêm Thành Vương (vùng Phiên Lung, tức Phan Rang ngày nay). Vua Lê Thánh Tôn lại phong vương cho Hoa Anh Chính sử và phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn ghi rõ Nam Bàn là một nước “ở phía tây núi Thạch Bi, sau này là Thủy Xá, Hỏa Xá (miền Tây Phú Yên và Tây Nguyên ngày nay). Còn tiểu quốc Hoa Anh ở đâu, chính sử không ghi rõ, ngay sử sách triểu Nguyễn cũng không biết vị trí. Các nhà sử học có ý kiến khác nhau về vị trí tiểu quốc Hoa Anh. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu trong công trình địa bạ Phú Yên đặc dấu hỏi: “Chẳng nhà Lê Thánh Tôn còn phong vương Hoa Anh cho một miền đã chiếm lấy, tức là đất Phú Yên?”… Về vị trí nước Hoa Anh, thiết tưởng cần khảo cứu thêm:. Nhà sử học Lê Thành Khôi cho rằng vị trí Hoa Anh ở phía nam núi Đá Bia (Khánh Hòa ngày nay). Nhiều nhà sử học, trong đó có giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quốc Lộc (quê ở Phú Yên) chia sẻ quan điểm với nhà sử học Đào Duy Anh qua công trình “Đất nước Việt Nam qua các đời” ( Hà Nội -1964): “Nước Hoa Anh có lẽ là miền Phú Yên. Chúng tôi đoán là vùng đất từ Cù Mông đến Đại Lãnh”. Qua ý kiến của các nhà khoa học, anh chị em nghiên cứu lịch sử địa phương ở quê nhà đã dày công nghiên cứu có thêm lời giải đáp thuyết phục.
Truyền thống văn hóa Chăm, để hình thành một tiểu quốc phải hội đủ ba yếu tố cơ bản: Tháp thiêng, núi thiêng và dòng sông thiêng. Đồng bằng Tuy Hòa hội đủ ba yếu tố đó: Tháp thiêng (tháp Nhạn), núi thiêng (Đá Bia), dòng sông thiêng (sông Ba - Đà Rằng). Phế tích các ngôi tháp cổ ở thị trấn Phú Lâm, Hòn Bà, Dinh Ông và đặc biệt là Thành Hồ (Hòa Định) cho thấy một hệ thống thành quách đền đài hoàn chỉnh đối xứng nhau qua dòng sông thiêng (sông Ba) là dấu tích cơ bản thủ phủ một tiểu quốc.
PHAN THANH BÌNH - (Hội viên Hội nghiên cứu khoa học Lịch sử Việt