Thứ Sáu, 04/10/2024 02:22 SA
Giáng sinh và những sự tích
Chủ Nhật, 24/12/2006 08:01 SA

Trước 2000 năm Chúa giáng sinh, các dân tộc trên thế giới đều có những ngày lễ khác nhau vào tháng 12. Người Ai Cập mừng sinh nhật Horus, Ấn Độ mừng chúa Ánh sáng (Lichtgotte), người La Mã cổ mừng ngày hội Saturnalien. Tất cả các quốc gia có nhiều lễ lộng lẫy riêng biệt. Năm 217, Đức Giáo hoàng Hyppolist chọn 25/12 là ngày Chúa giáng sinh. Qua bao thời gian, Giáng sinh không còn là ngày lễ của riêng các giáo dân theo đạo Thiên Chúa mà đã trở thành một ngày hội văn hóa tưng bừng, và được chào đón trên khắp hành tinh. Gắn với Giáng sinh là những sự tích mà qua đó nhắc nhở con người hãy biết yêu thương, cảm thông chia sẻ và làm những điều tốt đẹp cho người khác.

 

ÔNG GIÀ NOEL VỚI CỖ XE TUẦN LỘC

 

061224-Ong-gia-Noel-1.jpg

Ông già Noel và cỗ xe tuần lộc

Đối với dân phương Tây, Giáng sinh là ngày quan trọng, nên người ta thường dành thì giờ về sum họp  gia đình, tặng quà trong đêm Thánh vô cùng, ăn Réveillon. Hình ảnh quen thuộc nhất trong mùa Giáng sinh là ông già Noel mà ai cũng biết. Ông mặc quần áo đỏ, đội mũ đỏ kiểu xứ lạnh, đi giày đen, tóc bạc phơ và râu trắng như tuyết. Nikolaus có từ thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch. Ông chào đời tại quận Patara thuộc phần đất của Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi được phong thánh mới có tên là Nikolaus.

 

Ông già Noel theo tiếng Pháp Père de Noel, tiếng Anh Santa Claus, tiếng Hà Lan Sinterklass. Theo tài liệu trước khi được phong thánh, ông Nikolaus là người giàu có, nhân từ. Vào đêm Giáng sinh, ông được Thiên chúa mặc khải, đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người nghèo khổ và trẻ con. Ông biến những giấc mơ của họ thành sự thực, bằng cách mua quà bánh để biếu những kẻ nghèo khổ, mang lại cho họ những sung sướng bất ngờ. 

 

Sau khi được phong thánh, Nikolaus trở thành người đỡ đầu của các thương nhân, thủy thủ và trẻ con. Ông qua đời vào ngày 6/12 (không rõ năm).

 

Theo truyền thuyết, ông già Noel trở lại trần gian, theo đường ống khói lò sưởi vào mỗi gia đình, để đồng tiền hay bánh kẹo vào trong chiếc vớ hay chiếc giày cho trẻ con treo gần giường ngủ hay lò sưởi, đem lại giấc mơ đẹp với tuổi thơ trong đêm Giáng sinh.  Bởi thế cha mẹ thường mua quà bỏ vào đôi vớ để cạnh lò sưởi, lúc trẻ con thức dậy vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Phong tục này khuyến khích trẻ em nên làm điều thiện để được ông già Noel tặng quà 

 

BÀI CA BẤT HỦ TRONG ĐÊM GIÁNG SINH

 

Trong vô số những bài ca, người ta còn nhắc nhở đến những bài thánh ca bất hủ, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Trong số đó bài thánh ca “Đêm thánh vô cùng” của nhạc sĩ thiên tài người Áo  là Franz Xaver Grubert (1787-1863). Năm 1840 nhạc sĩ Franz Grubert là người đệm dương cầm cho Giáo đường nằm cạnh bờ sông Danube. Grubert báo cho Cha sở Joseph biết rằng vào giờ chót đàn dương cầm hư, không thể sửa được, xin cha chọn bài hát khác không cần đệm dương cầm 

 

Chính cha Josep viết liền lời thánh ca và nhạc sĩ Grubert phổ nhạc ngay tại chỗ. Đêm Giáng sinh năm 1840, bài thánh ca Weihnachtslied Silent Night (Đêm thánh vô cùng) ra đời và được hợp ca với một cây đàn nhỏ phụ họa. Đó là bài thánh ca bất hủ, lưu truyền đến bây giờ.

 

NGÔI SAO GIÁNG SINH

 

Các ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh, các nhà thờ đều có treo vô số ngôi sao 5 cánh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

 

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ . Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía Đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp Chúa. Từ đó ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng đến căn nhà nhỏ. Người phương Đông thường thăm với quà tặng, ba vị vua quì lạy, dâng lên Chúa hài đồng các phẩm vật trầm hương và châu báu vàng bạc. 

 

Ngôi sao Holley trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế. 

 

CÂY THÔNG

 

Mùa đông lạnh lẽo chỉ có cây thông xanh tươi có thể sống với khí hậu băng giá. Để có sự hoà hợp con người và thiên nhiên, từ năm 1660 người Đức dùng cây thông xanh tươi, có mùi thơm  tràn đầy nhựa sống, trang điểm thêm đèn, các loại trái châu màu, ... ở nhà và nhà thờ trong mùa Giáng sinh. Cho đến thế kỷ thứ XIX, cây thông gắn với lễ Giáng sinh được thế giới biết đến. 

 

HANG ĐÁ VÀ MÁNG CỎ 

 

Việc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem. Để nhớ lại hình ảnh nghèo khổ của Chúa lúc mới ra đời, đêm 24/12, các giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng ba vua một số thiên thần, thánh Giuse… Trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa. Mọi người cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh bớt chiến tranh, nghèo đói và độc tài…

 

 

 

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek