Có bao nhiêu bài hát hay về mùa thu? Nhiều lắm. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn cứ rất yêu “Con thuyền không bến”. Phải chăng vì thương đời một nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh? Phải chăng vì thương một cuộc tình như con thuyền không bến của chàng nhạc sĩ nghèo và cô gái bán hàng ở chợ Sắt
Đặng Thế Phong (1918-1942)
Ở một thành phố đầy nắng và gió như Tuy Hoà, người ta không cảm nhận được nhiều về mùa thu. Không nhiều lá vàng và không gió heo may se lạnh của buổi chớm thu. Có chăng chỉ là những bông cỏ may bé xíu, tim tím nở bên triền sông, là mùi thơm thoang thoảng của bông giờ mà mẹ nêm trong nồi canh chua. Nhưng với tôi, mùa thu như lúc nào cũng hiện hữu mỗi khi bất giác nghe được “Con thuyền không bến” của Đặng Thế Phong.
Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây…
Có bao nhiêu bài hát hay về mùa thu? Nhiều lắm. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn cứ yêu “Con thuyền không bến”. Phải chăng vì thương đời 1 nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh mà điềm báo từ bức tranh cây cụt không cành không lá như lời nhận xét của giáo sư Tardieu- thầy dạy vẽ của ông? Phải chăng vì thương một cuộc tình như con thuyền không bến của chàng nhạc sĩ nghèo và cô gái rất duyên bán hàng ở chợ Sắt
Vẫn biết mùa thu luôn tạo cảm xúc lớn với thi ca, nhưng để mùa thu chiếm lĩnh cả một sự nghiệp sáng tác thì quả là hiếm. Người nhạc sĩ 24 tuổi này chỉ để lại vỏn vẹn 3 bài hát, thì cả ba bài đều viết về mùa thu. Đêm thu, Con thuyền không bến, Giọt mưa thu. Và mùa thu trong mỗi bài đều thổn thức một nỗi niềm riêng.
Con Thuyền Không Bến Đêm nay thu sang cùng heo may Trong cây hơi thu cùng heo may Lướt theo chiều gió một con thuyền theo trăng trong Nhớ khi chiều sương cùng ai trắc ẩn tấm lòng Ánh trăng mờ chiếu, một con thuyền trong đêm thâu
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai trùng tơ lòng
Vi vu qua muôn cành mơ say
Miền xa lời gió vang thông ngàn
Ai oán thương ai tàn mơ vàng
Trôi trên sông Thương nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến, thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu?
Trên con sông Thương nào ai biết nông sâu
Biết bao buồn thương, thuyền mơ buông trôi xuôi dòng
Bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong
Trên sông bao la, thuyền mơ bến nơi đâu?
Con thuyền không bến ra đời sau một đêm thu thức trắng bên dòng sông Thương ở Bắc Giang năm 1940. Khi cùng bạn xuôi thuyền phiêu diêu trên sông trăng bên đục bên trong thì Đặng Thế Phong nhận được tin báo: Cô Tuyết, người yêu của ông ở quê nhà
Nhưng rồi cuộc đời ông như con thuyền không bến. Phát hiện mình bị bệnh lao, nhưng ông vẫn ra đi vào Sài Gòn rồi qua tận xứ sở Chùa Tháp để dạy nhạc. Để rồi cuối cùng về lại Hà Nội khi bệnh tình đã quá nặng. Căn gác trọ mái lá, tường cây mà ông thuê ở làng hoa Ngọc Hà chỉ còn kịp nghe Giọt mưa thu cuối cùng của ông. Giới văn nghệ ngày ấy nói nhiều về 2 người đàn bà yêu quí và tôn trọng nhất. Mộng Cầm của Hàn Mặc Tử và cô Tuyết của Đặng Thế Phong. Vẫn biết bệnh lao nguy hiểm và dễ lây, nhưng những ngày Đặng Thế Phong nằm bệnh ở Hà Nội rồi về
Cuộc đời của ông như luôn ám ảnh, không thoát khỏi hình ảnh của con thuyền không bến. Thời ấy người cảm thụ được tân nhạc, được mỹ thuật không nhiều, nhưng ông lại có thể sống bằng nhạc và hoạ. Một con người tài hoa là vậy, nhưng vẫn cứ phiêu bạt, không có chỗ dừng chân. Một mối tình đẹp là vậy nhưng vẫn không có bến đỗ. Ông gởi gắm điều này không chỉ qua “Con thuyền không bến” mà còn qua hình ảnh Ngưu Lang- Chức Nữ trong “Giọt mưa thu”. 24 mùa thu đời ông cứ lênh đênh. Để rồi một chiều thu năm 1942, ông lặng lẽ đi khi vừa nghe xong “Giọt mưa thu” lần cuối mà nhạc sĩ Bùi Công Kỳ ôm đàn hát.
Tôi nhớ rất rõ lần đầu nghe “Con thuyền không bến”. Lần ấy tôi lẽo đẽo mang đụt theo cha đi soi cá ở đầm Ô Loan, bỗng văng vẳng bờ đầm bên kia một giai điệu man mác, se se lạnh như mùa thu đang đến bên mình, ngỡ như mình cũng đang ở giữa cái không gian mênh mang, mịt mờ khói thu, trong cái yên lắng của đêm thu đến nghe rõ tiếng thuyền chèo, có thể chạm được vào ánh trăng vàng chiếu trên con sông Thương bên đục bên trong ấy. Ngày đó tôi chẳng biết tên bài hát là gì chứ đừng nói đến biết về cuộc đời của người nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh ấy ra sao. Tôi yêu giai điệu của “Con thuyền không bến” như yêu chính mùa thu rất riêng trong truyện cổ tích mẹ kể. Và lần ấy tôi đã khóc vì bị lạc cha và vì… chính cái giai điệu buồn của bài hát kia.
Đến bây giờ bạn bè tôi vẫn hay bù khú nhau mỗi khi trời chuyển mùa khô sang mưa. Lời rủ rê nghe thơ nhất và cũng là để tránh sự chú ý của sếp nhiều nhất đối với bạn tôi vẫn là… “Tuy Hoà trời trở gió”. Còn với tôi, bất giác “Alô…. Đêm nay thu sang….”
GIAO LONG