Sức hút của Kính thưa Ôsin

Sức hút của Kính thưa Ôsin

Từ một phóng sự đăng trên báo Lao Động đến vở kịch đã được diễn trong 4 năm tại sân khấu Kịch 5B Võ Văn Tần (TP Hồ Chí Minh) và cuối cùng là một bộ phim truyền hình dài tập đang được phát trên HTV2 - Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, dù ở loại hình nào thì Kính thưa Ôsin cũng có những cách tân độc đáo, đưa hình ảnh người giúp việc lên tuyến nhân vật chính dưới góc nhìn hài hước và đầy ý nghĩa, thu hút đông đảo khán giả.

Từ một phóng sự đăng trên báo Lao Động đến vở kịch đã được diễn trong 4 năm tại sân khấu Kịch 5B Võ Văn Tần (TP Hồ Chí Minh) và cuối cùng là một bộ phim truyền hình dài tập đang được phát trên HTV2 - Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, dù ở loại hình nào thì Kính thưa Ôsin cũng có những cách tân độc đáo, đưa hình ảnh người giúp việc lên tuyến nhân vật chính dưới góc nhìn hài hước và đầy ý nghĩa, thu hút đông đảo khán giả.

osin-3110807.gif

Một cảnh trong phim “Kính thưa Ôsin” - Nguồn: Internet

TỪ PHÓNG SỰ LÊN PHIM

Kính thưa Ôsin lần đầu đến với độc giả khi nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trình làng bài phóng sự 6 trang đăng trên báo Lao động số 39 ra ngày 9/2/2006. Tác giả mở đầu phóng sự một cách nhẹ nhàng, hài hước: “Sau tết, tôi gặp lại mấy ông bạn, mặt ông nào cũng như cái bánh đa nhúng nước. Hỏi ra mới biết mấy ông phải làm ôsin thay cho mấy bà ôsin thứ thiệt về quê ăn tết. Đại tai họa…”. Bài báo thu hút người đọc vì đã mang lại một cái nhìn hoàn toàn khác về nghề giúp việc nhà. Đó không phải là những người “đầu tắt mặt tối, lại bị coi rẻ, bị mắng chửi, tiền công tồi tàn... thậm chí bị nghi oan đủ thứ, kể cả việc cô nào ngon mắt thì bị ông chủ lợi dụng...”. Thời nay, nhất là ở các thành phố, họ đã “có giá” hơn.

Phỏng theo phóng sự Kính thưa Ôsin, đạo diễn Nguyễn Lâm cùng các nghệ sĩ sân khấu Kịch 5B Võ Văn Tần (TP Hồ Chí Minh) đã dàn dựng vở kịch cùng tên. Câu chuyện xoay quanh sinh hoạt của những gia đình trí thức có nhiều thành viên, nhà ai cũng có một người giúp việc và có những chuyện trớ trêu, bi hài, dở khóc dở cười, song không ai chối bỏ được vai trò cần thiết của người giúp việc. Các cảnh diễn tâm lý bi hài, kịch tính xen lẫn nhau, lôi cuốn người xem. Ấn tượng của vở kịch là trong mỗi thời điểm diễn, các nghệ sĩ đều lồng vào lời thoại của mình những câu chuyện mang tính thời sự. Cho nên, dù cho đã công

thành thị hiện nay khi xem vở kịch ăn khách Kính thưa Ôsin, đạo diễn Trần Cảnh Đôn viết thành kịch bản phim truyền hình dài tập. Chuyện xoay quanh nhân vật Như Mây, một cô gái nghèo đã hy sinh việc học, đi làm kiếm tiền nuôi mẹ và em gái. Qua nhiều công việc khác nhau, cuối cùng Như Mây quyết định làm ôsin cho gia đình ông Trịnh Kỳ, một gia đình giàu có nhưng cổ quái, nguyên tắc, liên tục thay đổi người giúp việc. Với bản tính thật thà và nghiêm túc trong công việc, Như Mây nhanh chóng lấy được lòng tin của ông chủ khó tính. Bên cạnh Như Mây còn có nhiều mảnh đời ôsin khác cũng truân chuyên.

THU HÚT KHÁN GIẢ

Tuy chỉ mới phát sóng được một nửa trong tổng số 50 tập vào lúc 21g từ thứ hai đến thứ năm trên HTV2, nhưng Kính thưa Ôsin thu hút đông đảo khán giả và để lại ấn tượng đẹp trong lòng nhiều người về phim hài tâm lý Việt Nam.

Các nhân vật trong phim đều có cá tính, làm nên một cuộc giằng co nhiều cảm xúc và tiếng cười dí dỏm. Đó là ông Trịnh Kỳ (Hoài Linh đóng), một chủ nhà “quái gở” mà mỗi khi xuất hiện, thế nào khán giả cũng cười, vừa vì lối diễn hài hước của ông, vừa vì những luật lệ ngộ nghĩnh, bất ngờ mà ông áp dụng cho con cái, ôsin nhà mình; là Như Mây (Trang Nhung đóng), một ôsin cầu tiến, biết cảm thông, chia sẻ với các ôsin khác cùng cảnh ngộ; là Nắng Mai Hồng (Phi Thanh Vân đóng), một ôsin suốt ngày õng ẹo với chủ, đanh đá, chua ngoa với các “đồng nghiệp” gần nhà… Góp phần làm cho Kính thưa Ôsin thêm lôi cuốn phải kể đến cô ba Ngự Bình (Hồng Ánh đóng), một giảng viên quá lứa lỡ thì, mỗi lần cô xuất hiện cùng giọng Huế và tông màu tím khắp người đều kèm theo sự cố bất ngờ. Bộ phim còn có sự tham gia của siêu mẫu Ngọc Thúy, người đẹp Trịnh Kim Chi, ca sĩ Phương Thanh, nghệ sĩ hài Hiếu Hiền...

Anh Nguyễn Hào ở phường 5 (TP Tuy Hòa) cho biết: “Tôi thích xem phim Kính thưa Ôsin, cảm thấy gần gũi với người xem”. Còn Hà Thị Thanh Hiền ở phường 1 (TP Tuy Hòa) nói: “Phim rất cuốn hút nên em chưa bỏ qua tập nào. Mỗi lần xem phim, cả nhà em được một bữa cười sảng khoái”.

HÀ KIỀU MY

Từ khóa:

Ý kiến của bạn