Năm 2011, Phú Yên tổ chức Ðại lễ kỷ niệm 400 năm hình thành và phát triển. Từ khi Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh vào mở đất, đến khi danh xưng Phú Yên ra đời và trải qua những biến thiên của lịch sử, có rất nhiều mốc thời gian đáng nhớ. 400 năm, dòng sông Ba vẫn chứa những điều bí ẩn về văn hóa của cả một vùng đất. Và, có những tình nghĩa chung thủy tuyệt vời mà con người, miền đất khác dành cho Phú Yên…
![]() |
Lễ hội đền thờ danh nhân Lương Văn Chánh - Ảnh: D.T.X
|
* Năm 1578, Chúa Nguyễn Hoàng cử Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh đưa lưu dân (những người nghèo không sản nghiệp) vào vùng đất từ nam đèo Cù Mông đến đèo Cả khai hoang lập ấp, chính thức mở đầu sự nghiệp khai phá xứ Đàng Trong của các chúa Nguyễn trong công cuộc Nam tiến vĩ đại của dân tộc.
* Tháng 10 năm Kỷ Tỵ 1629, Chúa sãi Nguyễn Phúc Nguyên ly khai với Đàng Ngoài, xây dựng xứ Đàng Trong từ sông Gianh vào đến Phú Yên, thành lập 7 dinh (đơn vị hành chính cấp tỉnh). Phủ Phú Yên được nâng cấp thành dinh Trấn Biên - có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp
* Năm 1653, Hiền vương Nguyễn Phúc Tần cử Hùng Lộc Hầu từ Phú Yên vượt đèo Hổ Dương (đèo Cả) lập phủ Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay).
* Năm 1670, Hiền vương Nguyễn Phúc Tần cử lưu dân từ dinh Trấn Biên (Phú Yên) vào nam lập nghiệp, trong đó có người phụ nữ tên Rịa (lúc ấy 15 tuổi). Bà Rịa có nhiều công lao khai khẩn vùng đất Mô Xoài (huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Với công trạng đó, bà được chúa Nguyễn Phúc Chu phong tướng Hàm Nghè và sắc phong cho mang họ nhà chúa, từ đó có tên là Nguyễn Thị Rịa.
![]() |
Di tích hành cung Long Bình (TX Sông Cầu) - nơi nghỉ ngơi trên đường vi hành của vua quan nhà Nguyễn - Ảnh: D.T.XUÂN
|
Trong 69 năm đóng vai trò trấn biên (1629-1698), dinh Trấn Biên (trở lại tên gọi dinh Phú Yên) đã đóng góp sức người, sức của bảo vệ, xây dựng và phát triển vùng biên cảnh, đưa nhiều lưu dân vào khai phá vùng đất mới, hình thành làng mạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp Nam tiến vĩ đại của dân tộc.
* Năm 1726, chúa Nguyễn Phúc Chú (1697-1738) cử Đại ký lục chính danh Nguyễn Đăng Đệ quy định phạm vi, chức năng của các đơn vị hành chính dinh Phú Yên.
* Năm 1771, bùng nổ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Miền tây Phú Yên tiếp giáp với núi rừng của Tây Sơn thượng đạo, được ba anh em nhà Tây Sơn ra sức mở rộng căn cứ, xây dựng Tây Sơn trung đạo tại miền tây Phú Yên.
* Năm Quý Tỵ (1773), sau khi chiếm được thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Lữ vào Phú Yên thăm dò tình hình, liên lạc với các tù trưởng ở miền núi, vận động thân hào nhân sĩ ở miền xuôi, chuẩn bị chu đáo để nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Phú Yên.
Mùa đông năm 1773, Ngô Văn Sở được cử làm Chinh
* Đầu năm 1775, quân Trịnh bắt đầu tiến công vào khu vực kiểm soát của quân Tây Sơn. Ở phía nam, quân Nguyễn tập hợp lực lượng chiếm lại vùng đất từ Bình Thuận đến Phú Yên. Tháng 6/1775 tướng của chúa Nguyễn là Tống Phước Hiệp đưa hơn hai vạn quân ngũ dinh đánh chiếm Phú Yên, uy hiếp thành Quy Nhơn.
* Lãnh tụ Tây Sơn giao nhiệm vụ cho Nguyễn Huệ, lúc ấy mới 23 tuổi chỉ huy trận đánh lấy lại Phú Yên, đánh tan hai vạn quân ngũ dinh của Tống Phước Hiệp tại Vũng Lấm và vịnh Xuân Đài. Thắng lợi chiến dịch giải phóng Phú Yên năm 1775 làm thay đổi cục diện tình hình, tỏa sáng chiến công đầu tiên của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.
* Sau khi vua Quang Trung - Nguyễn Huệ qua đời năm 1792, từ tháng 4/1793-7/1881 Nguyễn Ánh thân chinh chỉ huy đại quân tranh giành Phú Yên, dùng Phú Yên làm bàn đạp tấn công Quy Nhơn.
* Cuối năm 1832, Tổng thống Hoa Kỳ cử Đặc sứ Edmun Robert mang quốc thư thả neo tại Vũng Lấm - Phú Yên. Được tin, Tuần vũ Phú Yên cấp báo, vua Minh Mạng triệu tập cơ mật viện bàn bạc và phái viên ngoại lang Nguyễn Tri Phương và Tư vụ Lý Văn Phức cùng Tuần vũ Phú Yên tiếp nhận quốc thư và tiếp xúc với phái đoàn Hoa Kỳ theo nghi thức ngoại giao trang trọng nhất. Với sự kiện này, Phú Yên là nơi chính thức khởi đầu mối bang giao Việt Mỹ trong lịch sử.
* Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đặt ách cai trị tàn khốc lên toàn cõi Việt
![]() |
Vũng Lấm, nơi chứng kiến những trận đánh của thủy quân Tây Sơn và chúa Nguyễn - Ảnh: D.T.XUÂN
|
* Ngày 13/5/1908, phong trào chống sưu thuế nổ ra tại Phú Yên dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước do ông Nguyễn Hữu Dực và Lê Hanh lãnh đạo. Đây là phong trào đấu tranh chống Pháp công khai có quy mô lớn nhất tại Phú Yên trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX.
* Ngày 5/10/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Phú Yên được thành lập tại thôn Đồng Bé - La Hai (Đồng Xuân).
* Ngày 7/9/1932, khánh thành đập Đồng
* Ngày 2/9/1936, tổ chức trọng thể lễ nối ray xe lửa Đông Dương tại km 1222 phía nam ga Hảo Sơn, mở ra những chuyến tàu lửa xuyên suốt Bắc - Nam.
* Ngày 24/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
* Ngày 15/10/1946, khai giảng trường trung học đầu tiên của tỉnh Phú Yên mang tên vị tiền hiền mở cõi Phú Yên Lương Văn Chánh - khởi đầu cho sự nghiệp giáo dục cách mạng ở Phú Yên.
* Ngày 13/1/1947, quân dân Phú Yên hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáng trả và đẩy lùi cuộc tiến công quy mô của giặc Pháp từ đèo Cả đánh ra, giữ vững vùng tự do Phú Yên.
* Tháng 3/1950, giặc Pháp ném bom phá hủy cầu Máng trên hệ thống thủy nông Đồng
* Ngày 5/12/1950, sau bốn năm chiếm đóng, bị quân ta vây hãm liên tục, giặc Pháp buộc phải tháo chạy khỏi cứ điểm núi Hiềm.
* Từ ngày 20/1/1954 đến tháng 6/1954, quân dân Phú Yên đập tan chiến dịch Át-Lăng của giặc Pháp, chia lửa cùng chiến trường chính Điện Biên Phủ.
* Tháng 9/1954, vừa tiếp quản tỉnh Phú Yên, Mỹ - Diệm gây ra vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh, trả thù dã man những người kháng chiến và quần chúng yêu nước.
* Ngày 22/12/1960, diễn ra Đồng khởi Hòa Thịnh, cuộc đồng khởi đầu tiên ở đồng bằng khu V.
* Ngày 29/10/1961, Đảng bộ và quân dân Phú Yên tổ chức giải thoát (lần thứ 3) luật sư Nguyễn Hữu Thọ thành công.
* Ngày 5/10/1964, chính thức khởi công địa đạo Gò Thì Thùng. Tại địa đạo này, quân giải phóng đã có một trận đánh với chủ lực Mỹ và chiến thắng vang dội.
* Ngày 28/11/1964, quân dân Phú Yên mở bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến tàu không số.
* Mùa xuân năm 1968, hòa với khí thế toàn miền Nam tổng tấn công và nổi dậy, quân giải phóng ba lần tiến công vào TX Tuy Hòa và các thị trấn trong toàn tỉnh, viết nên bản hùng ca Mậu Thân bất tử.
![]() |
Ảnh: L.MINH
|
* Từ ngày 19/3 đến 25/3/1975, quân dân Phú Yên đánh tan tác đội quân địch rút chạy từ Tây Nguyên về trên đường số 5. Chiến công này là một trận “Bạch Đằng Giang trên cạn”, đập tan âm mưu địch co cụm lực lượng về các tỉnh duyên hải.
* Ngày 1/4/1975, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phú Yên, quân dân Phú Yên kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
* Ngày 3/11/1975, tỉnh Phú Yên sáp nhập với tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh.
* Ngày 1/7/1989, tái lập tỉnh Phú Yên, mở ra thời kỳ phát triển mới của tỉnh.
* Ngày 3/10/1993, xảy ra cơn lụt thế kỷ và sau đó một tháng là cơn bão cấp 13, tàn phá nặng nề tỉnh Phú Yên.
* Ngày 23/11/1995, khởi công công trình thủy điện Sông Hinh, công trình thế kỷ XX của tỉnh Phú Yên, thành tựu quan trọng nhất của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Phú Yên trong thập niên cuối cùng thế kỷ XX.
* Ngày 31/1/2002, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2002 NĐ-CP chia TX Tuy Hòa thành hai đơn vị hành chính là TX Tuy Hòa và huyện Phú Hòa.
* Ngày 5/1/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/2005/NĐ-CP thành lập TP Tuy Hòa.
* Ngày 16/5/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2005 NĐ-CP chia huyện Tuy Hòa thành hai huyện Đông Hòa và Tây Hòa.
* Ngày 27/8/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2009/NĐ-CP thành lập TX Sông Cầu.
* Ngày 26/4/2009, khởi động không tải tổ máy số 1 thủy điện Sông Ba Hạ (có công suất 220 MW).
* Ngày 30/4/2009 khánh thành khách sạn CenDeluxe, khách sạn 5 sao đầu tiên của tỉnh Phú Yên, tạo ra bước phát triển đột phá về du lịch.
* Ngày 1/1/2011, mở đầu Năm Du lịch quốc gia tại Phú Yên và Nam Trung Bộ nhân sự kiện kỷ niệm Phú Yên 400 năm hình thành và phát triển.
Thạc sĩ PHAN THANH BÌNH