Năm qua là năm bản lề giữa hai thập kỷ, một năm sôi động ở mọi lĩnh vực, trong đó có văn chương. Bức tranh văn chương Việt
Tác phẩm “Dị hương” và nhà văn Sương Nguyệt Minh.
Một trong những giải thưởng văn học được mọi người trông đợi từ bốn năm nay là giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết lần thứ III của Hội Nhà văn Việt
Giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 được trao cho tập truyện ngắn Dị hương của Sương Nguyệt Minh, tiểu thuyết dịch Triệu phú khu ổ chuột của dịch giả Nguyễn Bích Lan… Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội được trao cho nhà soạn kịch đã mất: Lưu Quang Vũ với Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi. Ngoài ra, tập thơ Cởi gió của Nguyễn Phan Quế Mai và tiểu thuyết Nhân gian của Thùy Dương cũng đoạt giải của Hội Nhà văn Hà Nội. Ở phía
Năm nay, Việt
Phong trào văn chương trẻ vẫn giữ được không khí sôi động, hào hứng và có phần khởi sắc bởi sự nhập cuộc của hàng loạt cây bút sinh năm 1985-1989. Một cây bút thơ trẻ gây chú ý dư luận là Nguyễn Phan Quế Mai, người giành một lúc hai giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Hà Nội và của Báo Văn Nghệ phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Một số cây bút thơ gây chú ý dư luận là: Lê Anh Hoài, Tuệ Nguyên, Đồng Chuông Tử, Lê Vĩnh Tài, Lưu Mêlan… Có người cho rằng trong năm qua, văn xuôi có vẻ lấn át thơ. Hàng loạt cây bút văn xuôi xông xáo trên văn đàn như Lê Anh Hoài, Nguyễn Ngọc Tư, Dương Thụy, Nguyễn Đình Tú, Dương Bình Nguyên, Trương Anh Quốc, Thủy Ana, Di Li… Theo ghi nhận của các NXB, sách bán chạy nhất là tác phẩm của các tác giả trẻ hoặc viết cho giới trẻ. Giải thưởng sách hay Việt Nam 2010 gồm bảy giải vàng, trong đó có hai sách văn học thì cả hai đều dành cho trẻ: Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi (5 tập) và Nhà văn của em (5 cuốn). Theo thống kê của Vinabook.com, những cuốn sách ăn khách nhất là: Nhật ký son môi, Cho em gần anh thêm chút nữa (của Gào - Vũ Phương Thanh), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Chuyện cổ tích dành cho người lớn (Nguyễn Nhật Ánh), Nhắm mắt thấy Paris (Dương Thụy)… Theo đà phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, năm qua, văn chương mạng cũng phát triển hơn năm trước. Nhiều trang web văn chương ra đời, trong đó có trang web Nhavantphcm.com.vn do nhà thơ Phan Hoàng phụ trách như một nỗ lực khẳng định quyết tâm hiện đại hóa tổ chức Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh.
Năm qua, cũng có vài sự kiện văn học gây xôn xao dư luận, như cuốn Thơ đến từ đâu? do NXB Lao Động in cuối năm 2009, phát hành đầu năm 2010. Sách ghi lại cuộc phỏng vấn của Nguyễn Đức Tùng với 25 nhà thơ trong nước lẫn hải ngoại, gây nhiều bàn cãi; vụ tiểu thuyết A Toujours Ma Concubine (NXB L’Harmatan - Pháp) của Trần Thị Hảo có quá nhiều nội dung giống với Chuyện tình viên phó sứ (NXB Phụ nữ) của Nguyễn Thị Mỹ Dung... Ngoài ra, có cuốn sách không gây tranh cãi nhưng gây tò mò, như tập thơ thứ 5 Phim đôi - Tình tự chậm (NXB Thanh Niên) của Vi Thùy Linh với nhiều cái mới lạ: khổ 20x28cm, trình bày ấn tượng và giá bìa cũng đắt khủng khiếp: 300.000 đồng/tập. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhà văn lão thành Hoàng Quốc Hải cho ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử Tám triều vua Lý và Bão táp triều Trần. Đáng chú ý là, ông viết bộ sách đồ sộ 6.442 trang này trong suốt 30 năm, nghĩa là bắt đầu viết lúc trung niên và ra mắt khi về già.
Năm 2010, không khí văn chương sôi động nhưng không có những hiện tượng lớn gây chú ý của toàn xã hội như Nhật ký Đặng Thùy Trâm hoặc Cánh đồng bất tận... Tuy nhiên, nội bộ của nó vẫn chứa đựng sự vận động lớn lao để bừng nở vào những mùa sau.
Tiến sĩ PHẠM NGỌC HIỀN