Phim Nhìn ra biển cả kể về tuổi trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bối cảnh phim là giai đoạn từ năm 1908 đến 1910, chàng trai Nguyễn Tất Thành đang là học sinh Trường Quốc học Huế, do tham gia và làm thông ngôn cho bà con nông dân, tiểu thương trong cuộc biểu tình chống sưu cao thuế nặng nên bị buộc phải thôi học.
Một cảnh trong phim “Nhìn ra biển cả”
Bước ngoặt này khiến Nguyễn Tất Thành rời Huế, đi khắp dải đất miền Nam Trung bộ. Anh đã sống và làm việc với những người dân, hiểu được cuộc sống của họ. Phụ thân của anh là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đang làm Tri phủ huyện Bình Khê (Bình Định) giới thiệu con trai mình tới người bạn thân thiết là ông Hồ Tá Bang - Tổng lý Công ty nước mắm Liên Thành, là một trong sáu nhà sáng lập ra Trường Dục Thanh. Nguyễn Tất Thành tới ngôi trường này để dạy học và có thêm sự rèn luyện ý chí.
Nhìn ra biển cả có những trường đoạn khắc họa sinh động cuộc sống của thầy trò Trường Dục Thanh, với những mối quan hệ giữa nhân vật chính và các cộng sự, các nhà chí sĩ, những người thân trong gia đình, đặc biệt là với các học trò. Những trường đoạn đó cho người xem hiểu hơn về giai đoạn lịch sử mà phim đề cập tới, cũng như về thời tuổi trẻ nuôi chí lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vẫn có thể thấy nhiều hơi hướng của cuộc sống hiện đại hôm nay được chuyển tải trong mạch phim, dù chỉ là những nét rất nhỏ. Bộ phim khép lại với hình ảnh thầy giáo Nguyễn Tất Thành lên thuyền vào
Bộ phim Nhìn ra biển cả có độ dài 98 phút, được in tráng và làm âm thanh lập thể tại
TRẦN THU (tổng hợp)