Đó là tiêu đề tập truyện ký mới nhất của nhà văn Tô Phương do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành tháng 7/2009. Đây là tập truyện ký thứ hai xuất bản trong năm 2009 của nhà văn mặc áo lính Tô Phương. Đó là kỳ tích của một người cầm bút tâm huyết đã bước qua tuổi “thất thập cổ lai hy”.
![]() |
Nhà văn Tô Phương – nguyên Tổng biên tập Báo Phú Khánh, Báo Phú Yên – nhiều thập kỷ là phóng viên chiến trường của Báo Quân Đội Nhân Dân là một trong những nhà văn, nhà báo cách mạng có mặt tại Dinh Độc Lập đúng ngày 30/4/1975 khi ông tiên phong cùng các cánh quân xe tăng thần tốc tiến về Sài Gòn.
Với tư cách nhà văn – tác phẩm “Mùa hoa ô môi” của Tô Phương được trích in trong nhiều tuyển tập văn học giải phóng và được tái bản nhiều lần, được giáo sư Phạm Văn Sĩ trân trọng giới thiệu và phân tích giá trị nghệ thuật trong công trình nghiên cứu “Văn học cách mạng miền Nam” dùng làm tài liệu chính thức trong chương trình đại học ngành ngữ văn những năm 1979 – 1986 “Mùa hoa ô môi” được Nhà xuất bản Phụ Nữ xuất bản năm 1979 và vẫn lan tỏa sức sống đến nay dù cuộc chiến đã lùi xa. Cuộc đời cầm bút của Tô Phương đã sản sinh trên 20 tác phẩm được xuất bản, trong đó có 15 tác phẩm in riêng.
Từ khi trở về quê hương công tác và sinh sống (1982 đến nay) ông đã xuất bản 17 tác phẩm (phần lớn là in riêng). Từ khi nghỉ hưu, ông vẫn cần mẫn trên cánh đồng chữ nghĩa, vẫn chung thủy mạch cảm xúc về đề tài chiến tranh của một nhà văn đã từng mấy chục năm mặc áo lính.
Là lớp đàn em có vinh dự được công tác với ông nhiều năm, tôi vô cùng xúc động và kính trọng sức lao động nghệ thuật dẻo dai, bền bỉ của ông, đặc biệt quý trọng tấm lòng của ông hướng về cội nguồn để miêu tả chiều sâu hy sinh của một dân tộc trong hai cuộc chiến tranh. Quý biết bao khi Tô Phương tự bạch: “Mỗi nhà văn có trách nhiệm rất lớn trong việc tái hiện đề tài chiến tranh để thấm sâu những hy sinh mất mác để có độc lập tự do. Ai có sức lớn thì viết các tác phẩm lớn; ai có sức ít thì viết các tác phẩm vừa và nhỏ. Nhiều tác phẩm hội tụ lại sẽ có giá trị lớn”.
“Chuyện về Bà mẹ Việt
“Chuyện về Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cùng một số chuyện khác là những câu chuyện cảm động về những người mẹ, người chị, ở làng quê Xuân Sơn của tác giả, trong đó có thân mẫu của nhà văn – người mẹ của hai liệt sĩ và bốn người con thoát ly kháng chiến, một cơ sơ cách mạng trung kiên đã từng vào tù ra tội ở khắp các nhà giam tỉnh, quận của kẻ thù.
Là Tổng biên tập báo kiêm Chủ tịch Hội Nhà báo Phú Yên trong nhiều năm, nhà văn Tô Phương đã giành những trang xúc động và trang trọng đặc tả hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng mà Báo Phú Yên và Hội Nhà báo Phú Yên có vinh dự được phụng dưỡng. Đó là mẹ Đinh Thị Chuyện – người vợ liệt sĩ và là mẹ của bốn liệt sĩ ở thôn Phước Lương, xã Hòa Xuân Tây, huyện Đông Hòa và mẹ Võ Thị Lụa ở thôn Phụng Tường 2, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa. Đó là hai người mẹ vĩ đại có thể tiêu biểu cho hàng trăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng của tỉnh Phú Yên về chiều sâu hy sinh cao cả của người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhiều chi tiết cảm động về mẹ Trần Thị Nhuộm (Mỹ Thạnh Trung – Hòa Phong), Phan Thị Úc (75 Lê Thánh Tôn, TP Tuy Hòa), Nguyễn Thị Hận (xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa)... lan tỏa những giá trị hy sinh lớn lao mà thế hệ trẻ hôm nay cứ ngỡ như huyền thoại.
Đó là những “ngôi mộ liệt sĩ trong vườn nhà dân”, được nhân dân mưu trí mai táng, bảo vệ, hương khói trong vòng kiểm soát của kẻ thù. Ngôi mộ liệt sĩ trong vườn dân chính là biểu tượng cao cả của lý tưởng cách mạng trong lòng dân, dù bị o ép như thế nào, lòng dân vẫn một lòng hướng về cách mạng và chính đó là nguyên nhân quan trọng nhất để cách mạng có ngày toàn thắng. Đó là minh chứng giản đơn cho một chân lý vĩ đại: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.
Khép lại 270 trang truyện ký “Chuyện về Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, càng tâm đắc và thấm thía với lời tự bạch của tác giả: “Hơn nửa cuộc đời tôi là người lính.
Tôi đã sống và chiến đấu cùng đồng đội của mình ở khắp các chiến trường miền Bắc (trong chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ), miền Nam, biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, Lào và Campuchia. Trong cuộc đời viết văn của mình, tôi tập trung viết về người lính và Người Mẹ Việt
PHAN THANH