Ông bị trọng thương khi ngồi trên xe tăng tiếng vào cửa ngõ Sài Gòn ngày
![]() |
Họa sĩ Lê Duy Ứng (trái) tặng tranh cho đồng chí đồng đội tại triển lãm “Ký họa chiến trường” – Ảnh: Hồng Hà |
Hoạ sĩ Lê Duy Ứng sinh năm 1947 tại Quảng Bình. Năm 1971, trước khí thế hào hùng của dân tộc, anh sinh viên của Trường Mỹ thuật đã lên đường chiếc đấu với hành trang là chiếc ba lô, những cây bút vẽ cùng tình yêu Tổ quốc tha thiết. Nếu những người cùng lứa như Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm đã để lại cho đời những trang nhật ký làm rung động con tim bao thế hệ, thì hoạ sỹ Lê Duy Ứng để lại những bức tranh được vẽ dưới mưa bom bão đạn. Mảng đề tài chiến tranh được ông tái hiện rất sinh động. 200 bức kí hoạ chiến trường được triển lãm lần thứ 40 vừa qua khiến người xem xúc động. Họ như được tận mắt chứng kiến những sinh hoạt của chiến sỹ thời ấy, càng thêm cảm phục những con người bình thường mà vĩ đại trong sự khốc liệt của chiến tranh. Bạn bè từ khắp nơi đến với cuộc triển lãm Kí hoạ chiến trường, đã ghi lại những tâm tư, tình cảm trong cuốn sổ dày, mà ông nâng niu cất giữ như một vật báu.
Rick Knox, một người nước ngoài đến xem tranh, nhận xét: “Rõ ràng đây là một cuộc triển lãm tranh hay nhất tôi đã xem về cuộc chiến tranh ở Việt
|
Bức tranh ấy sau này được trưng bày ở Viện bảo tàng như một minh chứng cho tình yêu thiêng liêng tha thiết của những người con Việt
Những ngày tháng sống trong bóng tối, họa sĩ Lê Duy Ứng vẫn không ngừng vẽ tranh, tạc tượng. Ngày
Sau khi tìm thấy ánh sáng trở lại, đại tá- thương binh Lê Duy Ứng lại lao vào công việc. Vì làm việc quá sức, đôi mắt hoạ sỹ mờ dần. Tháng 6-2005, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ông được đưa sang Nhật để ghép mắt lại. Trong thời gian ở Nhật, hoạ sỹ đã có nhiều cuộc giao lưu với các bạn trẻ. Ông đã vẽ tặng 500 bức kí hoạ. Ông ấp ủ dự định sẽ tổ chức cuộc triển lãm những bức kí hoạ tại Hà Nội hoặc
Cuộc đời của Lê Duy Ứng là một bản anh hùng ca, ghi dấu những nỗ lực không mệt mỏi của người hoạ sỹ. Miệt mài sáng tác bằng nghị lực, bằng tình yêu cuộc sống, ông đã có 40 cuộc triển lãm trên 3 miền đất nước và quốc tế, được trao 7 giải thưởng trong và ngoài nước, được tặng thưởng nhiều huân, huy chương. Đã có 7 kịch bản phim viết về ông, đặc biệt bộ phim Người thương binh tạc tượng Bác Hồ đoạt huy chương Bạc tại Liên Xô năm 1984; vở kịch Nguồn sáng trong đời do Lưu Quang Vũ viết năm 1985 đoạt huy chương Vàng của Bộ Văn hoá- Thông tin. Kịch bản này được chuyển thể thành phim truyền hình. Năm 1987, đạo diễn Đức Hoá cho ra đời bộ phim tài liệu Tài hoa và nghị lực đã gây dư luận xôn xao trong và ngoài nước. Có nhiều cuốn sách viết về ông như cuốn Anh hoạ sỹ mù của nhà văn Sơn Tùng, Ánh sáng niềm tin của Phan Thị Thanh Nhàn…
Sau cuộc triển lãm Kí hoạ chiến tranh mừng sinh nhật lần thứ 116 của Bác Hồ, đôi mắt hoạ sỹ Lê Duy Ứng lại có vấn đề, nhưng ông vẫn luôn lạc quan và ấp ủ nhiều dự định. Ông ước mơ sẽ thành lập được một bảo tàng tư nhân để trưng bày tác phẩm của mình (gồm cả tượng và tranh) để mọi người đến tham quan.
NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ